Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 668 | Cật nhập lần cuối: 10/28/2022 10:32:18 AM | RSS

I. Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu

Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu1. Đấng Tối Cao đến khai minh Đại Đạo cứu độ một dân tộc của một đất nước nhỏ bé

Hảo Nam Bang! Hảo Nam Bang!
Tiểu quốc tảo khai hội Niết-Bàn .
Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo,
Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần gian.
Thi ân, tế chúng thiên tai tận,
Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an.
Chí bửu nhơn-sanh vô giá định,
Năng tri giác thế sắc cao ban.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, Thi Văn Dạy Đạo)

"Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái của Thầy muốn cho các con tấn hóa về nẻo tinh thần đạo đức nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của phàm nhân mà dạy các con.

Thầy tức là NGUYÊN-LÝ của VÔ-VI ĐẠI-ĐẠO, chủ quyền tạo hóa cả Càn Khôn Vũ Trụ và sanh sản các Thiên Lý để gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng. Đó là nguồn cội vô thủy vô chung đó các con ..." (1)

“Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua,đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng,từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi(2)

Rõ ràng con đường nầy là con đường tiến hóa tâm linh. Vì Thầy là Bản thể tâm linh của vũ trụ, là Bản thể Đại Linh Quang. Thầy “ban phát” ở đây là ban phát điểm linh quang cho chúng sanh. Cho nên từ ngay mức “khởi hành”, chúng sanh đã có sự đồng nhất nơi tự thể. Bất cứ pháp môn tu tập nào muốn đạt được cuộc tiến hóa tâm linh, phải vận dụng tự thể đồng nhất này có hiệu quả, vì không thể có tự thể nào khác hơn là tự thể do Thầy ban phát. Do đó, con đường tiến hóa đích thực đương nhiên là con đường duy nhất. Kinh điển, pháp môn các tôn giáo gọi là Chánh đạo hay Chánh pháp. Vì chánh chỉ có một, còn tà thì vô số.

2. Thượng Đế hạ mình làm một người Thầy thân thương nhất, người Cha bao dung nhất

Đời cùng cuối, Phật, Tiên giáng hạ, đem Đạo mầu phổ hóa khắp Đông Tây.

Cuối hạ nguơn máy Tạo vần xây, nạn tiêu diệt, sự họa tai không tránh khỏi.

[ . . .]Nên hội Tam Giáo công đồng, Thầy lập tờ đoan thệ, đem Đạo mầu phổ hóa độ tất cả đám quần sanh.

Nếu các con chẳng chịu tu hành, không bỏ dữ làm lành, Đạo không thành Thầy nguyện không trở về ngôi vị cũ. (3)

4. Thượng Đế ban trao tinh hoa Bản thể của chính mình tức là Thần Khí cho chúng sanh để cứu độ con cái Ngài

Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi

Vậy Thầy là ĐẠO, đến cứu chúng sanh khỏi sự chết,

“Sự chết, thường thế gian gọi chết là hết, là vì dốt không biết Đạo nên tưởng lầm.

[...] Nếu Thầy không đến kịp, thì các con cũng vẫn bị trong vòng sự chết.”

“Tà mị cũng như một hột luá bị hẩm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh bông trổ trái.

Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số. . . Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.” (4)

5. Thương Đế đến giữa thời Hạ nguơn làm cứu tinh trước nguy cơ tận diệt của nhân loại

Thầy khởi đầu cơ phục nguyên tái tạo trên mảnh đất nhỏ bé để dân tộc ít oi mà giàu lòng tin đạo này góp tay vào công cuộc xây dựng đời thánh đức thượng nguơn, thế giới an bình cho xã hội nhân loại trong tương lai.
Thầy đã đưa tay đến với các con, các con phải đưa tay tới với Thầy. Thầy sẽ dìu dắt các con đến gần Thầy và trở về cùng Thầy. Thầy cùng các con là một, sống trong lẽ thiên nhiên, trong mùa xuân vĩnh cửu.”
(5)

Tháng 4 năm 1926, Thầy đã dạy:

“Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Đại-Đạo là:

Nhơn-đạo
Thần-đạo
Thánh-đạo
Tiên-đạo
Phật-đạo

Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau:nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt [ . . .] Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo. (6)

Các câu “ nhất định” của Thầy là những chứng lý hi hữu của cuộc Khai minh Đại Đạo của Thầy.

Thượng Đế đến thế gian bất cứ nơi nào, giờ phút nào với bất cứ aibằng phương tiện siêu mầu vượt ngoài sự hiểu biết của con người.

“Con có thánh tâm sẽ có Thầy,
Thầy là Cha cả khắp Đông Tây;
Đông Tây dầu biết hay không biết,
Thì đức háo sanh cũng thế này”
(7)

7. Thượng đế là Giáo chủ của tất cả các Giáo chủ

Lundi 4 Octobre 1926

27 tháng 8 năm Bính Dần

Chúng Nam nghe:

Thầy Khổng Tử trước có tam thiên đồ đệ truyền lại còn thất thập nhị Hiền.

Thầy Lão-Tử trước đặng một trò là Ngươn-Thỉ.

Thầy Gie-Giu trước đặng 12 người, chừng bị bắt, còn lại một Pierre mà thôi.

Thầy Thích-Già đặng bốn người, ba người bỏ Thầy còn lại một. Còn nay Thầy giáng thế thì chọn đến:

Nhứt Phật
Tam Tiên
Tam thập lục Thánh
Thất thập nhị Hiền
Tam thiên Đồ Đệ.

Các con coi đó mà hiểu rằng: các con có sự mà thiên hạ từ tạo thiên đến chừ chưa hề có chăng?

Nơi Bạch-Ngọc-Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy, nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời.

Thầy lại dạy tiếp :" Vì con người đã quá trầm luân thống khổ, nên chính mình Thầy là Ngọc Hoàng Thượng Đế đã động mối từ tâm, cũng vì tánh đức háo sanh mà chẳng nở để cho con người tiêu diệt, mới rọi lằn điển quang giáng cõi trần, cốt lập Tiên Thiên Đại Đạo, qui nguyên Tam giáo và dụng tâm pháp truyền chơn mà độ rỗi các con " (ĐTCG, ch.26,tr.124)

8. Thương Đế lập Cao Đài giáo để Khai Minh Đại Đạo

Thầy đã nói cho các con hay trước rằng: Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy, vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó. Thầy vì công lý mà khai đạo cho các con cũng là một hạnh phúc lớn cho các con. Nếu Thầy còn đưa tay bồng ẵm thì các con chẳng còn để ý chịu nhọc vì Đạo. (...) Vậy, Thầy khuyên các con cứ thìn lòng thìn nết cho có trật tự trong Đạo thì tất nhiên muôn điều khó nhọc cũng tan như giá.” (8)

Tại thánh thất Nam Thành, ngày 22.09.1970 (23-8 Canh Tuất) Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc hố lộ:

“Đây Bần Đạo trở lại vấn đề ngày 23 tháng 8. Ngày này là ngày Khai tịch Đạo để mọi người, trong tâm thành chí thiện, ý thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng 10 Khai minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế.”

II. Vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu độ vạn linh là một hi hữu khác

1. Thế nào là hoát khai Đại Đạo

Hoát khai =mở rộng ra; hoát khai Đại Đạo: vận dụng những chức năng, những đường lối hành đạo, những cơ cấu tổ chức sao cho tôn chỉ mục đích của Đại Đạo được thực hiện hiệu quả trong sứ mạng ĐĐTKPĐ

Đại Đạo ví như biển cả, nơi chứa đựng tất cả nước sông rạch, mưa móc đổ về nuôi nấng muôn loài rong rêu, thủy sản từ nhỏ li ti đến kình ngư dũng mãnh. Đại Đạo là trùng dương bản thể vạn loài, các sinh hoạt tâm linh như những lượn sóng muôn trùng tác động vào lòng biển để duy trì sự sống biểu hiện muôn màu muôn vẻ của sinh vật.

Cũng như thế, hoát khai Đại Đạo là những công năng docơ Đạo diễn tiến để hoàn thành những chu trình tiến hóa đưa vạn vật trở vể Bổn nguyên.

Đó là : Đạo pháp (Tân pháp Cao Đài);Sứ mạng đại thừa; Quyền pháp đạo; thế “Thiên nhân hiệp nhất”; thế Nhân hòa. . .

2. Phương thức “Hoát khai Đại Đạo”

2.1. Thiên nhân hiệp nhất

“Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhất nhân sinh cùng Thầy
(CQPTGL,15.10 Giáp Dần, 28.11.74)

Hay :
“Con có Thánh Tâm sẽ có Thầy,
Thầy là Cha cả của Đông Tây;
Tây Đông dù biết hay không biết
Thì đức Háo sanh cũng thế này”

(CQPTGL,Rằm.1 Đinh Tỵ,4.3.77)

Thầy sở cậy nơi Thánh tâm của chúng ta mà vẫn hứa hằng ở bên mình để giúp sức. Trước khi “Khai Minh Đại Đạo” Thầy đã nhắc đến Thánh Tâm vào ngày 20.4 Bính Dần (31.5.1926):

“Thánh Tâm dầu phải chịu khổ trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn. Các con khác hơn kẻ phàm là duy tại bấy nhiêu đó mà thôi. . . Con chỉ có tu mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên vạn kẻ nhơn sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng từ bi độ rỗi kẻo tội nghiệp”
(TNHT, xb 1973, tr.21)

“Thầy những mong ở một cõi trong sạch nhứt nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong kỳ mạt kiếp… Cái cõi tịnh khiết mà Thầy muốn ngự đó, các con có để cho Thầy đến với các con không ? Hẳn là có rồi trong mỗi đứa!” (CQPTGL, Rằm.1 Nhâm Tý, 29.2.72)

“Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,
Lòng người thiện nguyện dốc lo tu,
Tạo cơ cảm ứng Thiên nhơn hiệp,
Mới có thông công, có tạc thù!”
(9)
Vọng Thiên cầu Đạo

Do nơi ẩn ý khai đạo, lập đạo bằng nguyên tắc “Thiên nhân hiệp nhất” mà Đức Chí Tôn đã dạy chư tông đồ đầu tiên “vọng thiên cầu đạo”. (Thiển nghĩ, Đức Thượng Đế đã có chủ tâm khai ĐĐTKPĐ, thì dù có động tác cầu đạo hay không, Đại Đạo vẫn được khai minh do mục đích cứu độ Kỳ ba.) Sự kiện “cầu đạo” có ý nghĩa gieo ý thức cho nhân sanh – mà Tam vị tông đồ làm đại diện –sẽ phải sẵn sàng đón nhận đặc ân tận độ của Đức Cao Đài Thượng Đế.

Sử đạo có chép:

Đêm 30/10-Ất Sửu (thứ ba 15-12-1925), Đức A Ă Â giáng dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang: “ Ngày mồng 1 tháng 11 này, tam vị phải Vọng Thiên cầu Đạo. Tắm gội cho tinh khiết, ra quỳ giữa trời, cầm 9 cây nhang mà vái rằng: “ Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ơn dũ (càng, hơn /NV )phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.”

Nhơn lực hiệp cùng Thiên ý

Nguyên tắc “Thiên nhân hiệp nhất” đã được Ơn Trên nhận mạnh ngay khi chọn thánh địa xây dựng TòaThánh buổi sơ khai:

Nơi nào Thầy ngự, thì nơi ấy là Thánh Địa… Còn Tòa Thánh thì muốn cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, ấy là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước.

“Từ Thầy đến lập Đạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ, các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì đẹp lòng Thầy”. (10)

2.2 Kết hợp công truyền và tâm truyền

Kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng năm Tân Dậu (08.02.1921), khi Đức Cao Đài Tiên Ông gõ cơ ban lệnh cho người đệ tử đầu tiên: "Chiêu, tam niên trường trai" để được thọ truyền đạo pháp, thì chánh pháp Đại Đạo đã được mở đầu cho Tam Kỳ Phổ Độ rồi vậy.

Đến ngày 07.4.1926 tại Vĩnh Nguyên Tự Thầy dạy Ngài Đầu Sư Lê Văn Lịch như sau:

" ...Muốn trọn hai chữ phổ độ phải làm thế nào ? - Thầy hỏi - Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm này về theo Trung đặng đi truyền Đạo. Nghe và tuân theo" (11)

2.3. Phổ truyền chánh pháp Đại Đạo Ban trao sứ mạng Đại Thừa

Từ buổi ban sơ khai đạo, mục đích Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã nêu lên: " Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát". Do đó Sứ mạng Đại Đạo, không thể thiếu được để lập thành cơ cứu độ toàn diện, từ xây đời Thánh đức đến giải thoát tâm linh, đó là sứ mạng phổ truyền Chánh pháp Đại Đạo.

Đến đầu năm 1926 (25.2.1926) khi Đức Chí Tôn giải thích ý nghĩa Thánh tượng Thiên nhãn cho chư Tiền khai Đại Đạo, có dạy về Chánh pháp Đại Đạo như sau:

"Lập "Tam Kỳ Phổ Độ" này, duy Thầy cho "Thần" hiệp cùng "Tinh Khí" đặng hiệp đủ "Tam bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh ....[...]... Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đặng đắc Đạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn" (12)

Đến cuối năm 1936 (01.10 Bính Tý), khi ban Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, là quyển kinh đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ về Đạo pháp, Đức Chí Tôn đã nêu Thánh Ý như sau:

" Ngày nay Đạo đã trải qua "thời kỳ phổ thông" mà bước đến"thời kỳ giáo hóa" nên chi Thầy mới giáng một pho " Đại Thừa Tâm pháp" để cho các con tầm lối băng về,noi theo giáo lý của Thầy đây, chắc là thoát khỏi bến mê bể khổ " (ĐTCG, Trước tiết tàng thơ, chương 24, tr.116)

Như thế song song với cơ phổ độ công truyền thì cơ tâm truyền Chánh pháp cũng được hoằng hóa để cứu độ nguyên nhân. Trong thời kỳ này Thầy giao chánh pháp cho tay phàm, tức Thầy là Chơn Sư tối cao, duy nhứt, nhưng Thầy cũng ban quyền pháp cho hàng thiên ân học tu thiên đạo để thọ nhận Sứ mạng đại thừa.

Thiên đạo đại thừa là pháp môn tự độ độ tha. Trong Thiên đạo giải thoát có sứ mạng đại thừa. Trong Sứ mạng đại thừa phải thực hành Thiên đạo.

"Thiên đạo trường lưu khắp vạn loài,
Chuyển cơ tiến hóa nhiệm mầu thay;
Đại thừa sứ mạng hành thiên đạo,
Nào quản Hè Đông nẻo dặm dài
" (13)

Tuy nhiên, trên mục tiêu tận độ, Tân pháp Cao Đài được phổ truyền bằng Tam công để người tu mọi căn cơ đều có thể tu tiến toàn diện, Đức Vô Cực Từ Tôn từng ưu ái dặn dò đàn con giác ngộ rằng:

" Nay Tam Kỳ Phổ Độ, Trời hé máy thiên cơ vạch đường chỉ lối cho tu, ráng tập luyện công trình, công quả, công phu, thì chắc chắn một kiếp sẽ được thành công đắc quả". (14)

2.4.Tân Pháp Cao Đài: Tinh thần “Bất nhị pháp môn” (15)

“ ... Khi chính mình Thầy đến nước nầy lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lấy đây làm Thánh Địa, khai Giáo Pháp độ tàn linh, hòa sự sống trên muôn vạn pháp môn cho các giáo lý ngày xưa được chấn hưng tươi nhuận, để cùng Thầy đưa nhơn sanh trở về lẽ thật. “ (16)

Tân Pháp Cao Đài là Pháp Môn Đại Ân Xá, là nấc thang cuối cùng trong kỳ mạt pháp để cứu nhân sanh. Người biết giác ngộ nhập cảnh vô vi sẽ được siêu thoát, kẻ biết hồi đầu hướng thiện chưởng duyên lành vào đời thánh đức khỏi đọa tam đồ hay tán khôi trần sau Hội Long Hoa.” (17)

3. Cứu độ toàn diện và toàn thể

Đó cũng chính là mục tiêu tận độ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Toàn diện mang ý nghĩa có đủ hai mặt nhân sinh và tâm linh. Toàn thể mang lý tưởng đại đồng:

“Quyền Pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.” (18)

“Dầu muốn hay không muốn thì tâm vật vẫn song hành, hai phương diện trong một con người. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật. Thế nên sứ mạng đại thừa là thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh, hòa mình trong xã hội nhân loại...” (19)

4. Truyền trao sứ mạng ĐĐTKPĐ- Ban trao Quyền pháp

Qua lịch sử thành lập đạo Cao Đài, có thể thấy rõ sự truyền trao sứ mạng đại thừa ngay từ khởi thỉ. Người môn đệ đầu tiên của Đức Giáo Chủ Cao Đài là Ngài Ngô Minh Chiêu đã thọ truyền chơn pháp đại thừa thuộc về Thiên đạo giải thoát tâm linh, để rồi chính Ngài thực hành sứ mạng phổ độ tâm truyền. Cùng lúc đó, Đức Cao Đài thu nhận những đệ tử khác lãnh sứ mạng phổ độ công truyền, giáo hóa nhân sanh tin Trời, hiểu Đạo hầu xây dựng xã hội thái bình an lạc.

Đến khi Ngài Ngô cùng chư thiên ân phổ độ công truyền hội hiệp, là thời điểm Đại Đạo sắp khai minh, thì ý nghĩa đại thừa của sứ mạng Cao Đài tức là sứ mạng đại thừa trong Tam Kỳ Phổ Độ đã trở nên thực thể, và được minh thị bằng mục đích: THẾ ĐẠO ĐẠI ĐỒNG, THIÊN ĐẠO GIẢI THOÁT.

Thiện Chí
Nguồn: nhipcaugiaoly.com

________________________

Chú thích:

(1) Kinh Tiếng Trống Giác Mê

(2) Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, Tuất, 29.12.B.Ngọ (8.2.67)

(3) Đại THừa Chơn Giáo, 25 tháng 9 Bính Tý

(4) Jeudi 22 Juillet 1929
13 Tháng Sáu Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài
Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Đạo Nam Phương

(5) CQPTGL, 30 tháng Chạp, Giáp Dần (10-02-1975)

(6) 24 Avril 1926,Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài
Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Đạo Nam Phương

(7) Đức Chí Tôn, CQPTGL, Tuất, Rằm.1.Đ.Tỵ tr. 3

(8) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, 1964, tr. 97 (đàn ngày 15-4-1927).

(9) Vạn Hạnh Thiền Sư), Minh Lý Thánh Hội, 22 tháng 7 Tân Hợi (11-9-71)

(10) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển,1973 – tr.98.

(11) Thánh Ngon Hiệp Tuyển,1973, tr.15

(12) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, 1973, tr.12

(13) Đông Lâm Tiên Trưởng, CQPTG,15.10 Đinh Tỵ, 1977

(14) Đức Vô Cực Đại Từ Tôn,CQPTGL, Rằm- 02 Đinh Tỵ, 1977

(15) Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị”: “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt. “Bất nhị” là không phải cái này, cũng không phải cái kia. “Bất nhị” còn được gọi là “chân như”, “pháp tính”.

(16) Đức Chí Tôn,Thánh Truyền Trung Hưng Q.3, Tam Kỳ Đại Xá Toàn Linh Thoát Đường Tiêu Diệt Thống Khổ

(17) Đức Đông Phương Chưởng Quản, CQPTGL,Tuất, Rằm.9.G.Dần

(18) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Nam Thành Thánh Thất, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969); Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr. 91

(19) Đức Quan Thế m Bồ Tt; Cơ Quan Phổ Thơng Gio Lý Đại Đạo, 15-07 Đinh Tỵ (29-08-1977); Thnh Gio Nguyn Bổn