Tầm quan trọng của tôn giáo đối với loài người

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5105 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Hỏi: Tại sao con người cần phải có tôn giáo, chẳng phải pháp luật và hiến pháp của nhà nước là đủ rồi hay sao ?


Đáp:


Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng Allah.


Nhu cầu tôn giáo đối với con người quan trọng hơn cả những nhu cầu khác của cuộc sống, bởi nhờ vào tôn giáo con người mới biết được điều nào làm cho Allah – Đấng Vinh Quang – hài lòng, điều nào gây nên phẩn nộ của Ngài, nhờ tôn giáo con người mới biết điều nào có lợi mà cố gắng tích lũy nhiều hơn và biết được điều hại mà tránh xa không đến gần, biết được đâu là đúng đắn và đâu mới là sai quấy. Allah là Đấng Công Lý, Ngài đã dùng tôn giáo để ban ánh sáng hướng dẫn bầy tôi của Ngài. Thế nên, con người không thể sống mà không có tôn giáo để giáo dục y điều nên làm và điều phải từ bỏ.


Con người ai cũng có ước mơ và hoài bảo, nhưng trước tiên y cần phải biết nguyện vọng đó có lợi hay có hại, nó sẽ giúp ích gì được cho y hay sẽ làm cho y trở nên xấu xa hơn?


Những điều vừa nói có người nhận thức được do bản năng tính bẩm sinh, có người biết được qua học hỏi trao dồi kiến thức và có người thì cần đến sự hướng dẫn của các vị Rosul giáo huấn họ. (trích từ quyển Al-Tarimiyah của Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah trang 213 – 214 và bộ Miftaah Daar Al-Sa-a’dah (chìa khóa ngôi vườn hạnh phúc) quyển 2, trang 383).


Cho dù con người có sử dụng công nghệ tối tân ra sao, kỷ thuật như thế nào, khoa học không ngừng phát triển, cho cộng thêm việc nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi... cũng sẽ không mang lợi ích cho mỗi cá thể hay xã hội giống như một tôn giáo chân lý đúng đắn mang đến đâu, lại càng không thể xác định được những gì nằm sâu lắng trong tâm linh con người. Ngược lại, càng suy nghĩ nghiên cứu về những phát minh của con người thì lòng họ lại càng khẳng định rằng không thể nào an tâm, càng không đáp ứng được khao khát của cơ thể họ, nó hoàn toàn khác với những gì một tôn giáo chân lý đúng đắn mang đến, ông Ernest Renan nói rằng: “Trong những điều có thể là chúng ta sẽ trừ khử hết mọi sở thích của bản thân để chỉ sử dụng trí óc, kiến thức và hành động kém cỏi của chúng ta trong cuộc sống này nhưng sẽ không thể nào loại bỏ được bản tính sùng đạo vốn có trong mỗi người, họ luôn mong ước có được tôn giáo đúng đắn để tôn thờ, lòng sùng đạo đó nằm sâu kín trong tâm khảm con người, chính nó là cơ sở để vô hiệu hóa hết tất cả mọi vật chất phù du mà con người vô tình hay cố ý bị ép buộc chỉ quan tâm đến cuộc sống trụy lạc trên mặt đất.” (trích từ quyển Al-Deen (tôn giáo) của tác giả Abdullah Draz trang 87).


Ông Muhammad Fareed Wajdy nói: “Sẽ không bao giờ trừ khử được bản tính sùng đạo vốn có trong con người, chính đó là điều làm cho bản thân nghiên về nhiều nhất, từ đó giúp được con người không ngẫn đầu tự cao hơn người khác, ngược lại sẽ làm cho y trở trên khiêm tốn hơn, nhã nhặn hơn. Bản tính sùng đạo của con người làm tăng thêm cho họ sự phân biệt tốt xấu đặc biệt đối với những người có khối óc minh mẫn sẽ làm cho họ trở nên cao thượng hơn trong suy nghĩ, trong lời nói và trong hành động.” (trích từ quyển Al-Deen (tôn giáo) của tác giả Abdullah Draz trang 87).


Một khi con người sống xa lánh Thượng Đế thì tùy thuộc vào khoảng cách xa gần của y và cho dù y là người có kiến thức thì sẽ càng lộ rõ sự ngu muội của y về Thượng Đế và những gì bắt buộc y cần phải biết một cách tối thiểu, lộ rõ sự ngu muội của y về những điều có lợi hay gây hại cho bản thân y, không biết được đâu là hạnh phúc thật sự và đâu là bất hạnh tủi nhục đau khổ, lại càng không biết tính chi tiết về Thượng Đế giống như không biết tổng quát về Ngài... từ đó con người cần phải quay trở về từ tự cao tự đại để đến với sự khiêm tốn và phủ phục, qua đây y sẽ biết được rằng ở phía sau lĩnh vực kiến thức có Đấng Tin Thông tất cả và ở phía sau mọi sự tự nhiên là có Đấng Tạo Hóa với khả năng trên vạn vật, làm cho y có niềm tin vào sự huyền bí và kính cẩn trước tôn giáo đúng đắn và rồi y phải đáp lại bản tính sùng đạo vốn có trong chính bản thân mình... nhưng nếu con người ngoảnh mặt lại thì y đã tự đặt bản thân mình vào cấp độ cuộc sống của động vật hoang dã.


Chúng ta từ bỏ tất cả để đến với sự tôn thờ đúng đắn chân lý – là chỉ tôn thờ Allah duy nhất và hành đạo theo mọi giáo lý được Ngài qui định – đây chính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người, bởi qua sự tôn thờ Allah duy nhất, Đấng Chúa Tể của vũ trụ để đạt được hạnh phúc và bình an từ mọi sự xấu xa bất hạnh của hai thế giới trần gian và ngày sau, đây cũng là nhu cầu thiết yếu giúp sự nhận thức của con người thêm hoàn hảo và rồi con người sẽ không cảm thấy đã no đủ với sự tôn thờ đó, mà ngoài tôn giáo con người không cảm thấy thỏa mãn.


Tôn giáo là nhu cầu thiết yếu để tôn vinh linh hồn, để kiềm chế dục vọng, bởi sẽ thấy được trong tôn giáo sự đẹp đẽ, sự thỏa mãn, có nghị lực dồi dào, có sức mạnh vô biên mà sẽ không cảm nhận được ngoài nó.


Dựa vào những gì diễn giải ở phần trên thì có người lại nói: Chắc chắn con người sùng đạo là lẽ tự nhiên, câu nói này chưa đúng cần phải đính chính lại: “Chắc chắn tính sùng đạo là bản tính bẩm sinh vốn có trong tâm khảm con người.” (trích từ quyển Al-Deen (tôn giáo) của tác giả Abdullah Draz trang 84 – 89), bởi trong mỗi con người có hai nguồn sức mạnh: sức mạnh nhận thức và sức mạnh ham muốn. Hạnh phúc của cuộc đời luôn phụ thuộc vào hai nguồn sức mạnh này, đối với nguồn sức mạnh nhận thức sẽ không hoàn hảo cho đến khi nhận thức được những điều sau đây:


1. Nhận thức về Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Ban Phát, chỉ với Ngài duy nhất đã tạo con người từ không là gì cả và đã ban cho họ vô số hồng ân và phúc đức đếm không xuể.


2. Nhận thức về tất cả Đại Danh & Tính Cách tuyệt đối của Allah, nhận thức về những gì bắt buộc tối thiểu phải biết về Ngài – Đấng Vinh Quang – và sự ảnh hưởng của tất cả Đại Danh đó lên bầy tôi của Ngài.


3. Nhận thức về con đường dẫn đến gặp Ngài – Đấng Vinh Quang – (tức nhận thức về tôn giáo Islam).


4. Nhận thức về mức hình phạt và những căn bệnh ngăn cản con người nhận thức về con đường hạnh phúc bất tận.


5. Nhận thức thật chính xác về chính bản thân bạn, nhận thức đâu là điều bạn cần, điều nào mới làm bạn vinh quang, điều nào sẽ bạn thân bại danh liệt và nhận biết về những điểm nổi bật và những khuyết điểm trên bản thân.


Với năm sự nhận thức này sẽ góp nên sự hoàn hảo về sự mạnh nhận thức của một con người. Và để hoàn hảo sức mạnh ham muốn thì chỉ cần con người hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đối với Allah, thi hành mọi mệnh lệnh của Ngài một cách thành tâm, chân thật, khuyên bảo bản thân và mọi người, luôn noi theo Sunnah Nabi Muhammad e và luôn biết rằng tất cả mọi hành sẽ là nhân chứng (chống đối nếu làm tội lỗi hoặc biện hộ nếu làm đức hạnh) vào ngày phán xét, không có cách nào để hoàn hảo hai nguồn sức mạnh này ngoại việc phải nhận thức về chúng, đây là kim chỉ nam để được hướng đến chánh đạo, đây chính là con đường của các tiền nhân đức hạnh ngoan đạo trước kia đã đi qua. (trích từ quyển Al-Fawaa-id trang 18 – 19).


Sau khi chúng ta nhận thức được rằng tôn giáo đúng đắn là sự bảo vệ của Thượng Đế đã dành cho con người, ngoài ra tôn giáo còn là áo giáp sắt che chở cho xã hội. Thế nên, cuộc sống của con người muốn được tồn tại bền vững phải có sự quan hệ của mỗi thành viên với nhau, mối quan hệ sẽ không trường tồn theo thời gian nếu không có một qui luật quản lý, sắp xếp nhiệm vụ và nghĩa vụ của mỗi cá thể. Và qui luật này cần đến một lãnh đạo có uy quyền cầm dây cương để cấm mỗi cá thể xâm phạm và ra lệnh họ phải có nhiệm vụ bảo vệ, vậy vị lãnh đạo đó là ai? Đáp rằng: trên quả địa cầu này không có vị lãnh đạo nào đủ khả năng, đủ uy quyền bằng tôn giáo, chính tôn giáo sẽ bảo vệ mỗi cá thể, bảo vệ xã hội được trường tồn theo thời gian và là giải pháp duy nhất để mọi người an cư lạc nghiệp.


Niềm vui đặc biệt của con người được phân biệt với các loại sự sống có tri thức khác trên mặt đất đó là có được một vị lãnh đạo không có mắt cũng không có tai nhưng lại quản lý rất tốt, đó chính là “niềm tin” một trung tâm của mọi hoạt động. Đúng, con người sẽ bị niềm tin của bản thân dẫn dắt, nếu niềm tin đúng đắn và chân lý thì tất cả sẽ được hoàn hảo còn nếu niềm tin lầm lạc và đen tối thì tất cả sẽ diệt vong và nhục nhã.


Niềm tin Imam là giám sát viên trực tiếp lên con người và gồm có hai loại:


1- Niềm tin vào tất cả tài năng của con người mà những người còn lại không dám phủ nhận những tài năng đó.


2- Niềm tin vào Allah – Đấng Vinh Quang & Tối Cao – rằng Ngài luôn giám sát tất cả, Ngài luôn tin thông mọi điều bị giấu kín, qui luật của một lãnh đạo cần phải dựa vào giáo lý của Ngài để cấm đoán hoặc để ra lệnh. Từ đó làm cho mọi người cảm thấy hổ thẹn nếu sai lệnh Thượng Đế là bởi tình yêu thương Ngài hoặc do y kính sợ Ngài trong sự hiểu biết hoặc do cả hai... Tất nhiên là niềm tin này tốt nhất trong hai niềm tin vừa phân tích, nó sẽ rất nhanh ăn sâu vào tâm khảm của con người.


Tóm lại, tôn giáo tốt hơn nhiều so với một hiến pháp hay một pháp luật được con người gọi là công bằng nhất, nó là một nhu cầu thiết yếu của một xã hội, đặc biệt tôn giáo chính là con tim của cộng đồng giống như con tim trong lòng ngực con người. (trích từ quyển: Al-Deen (tôn giáo) trang 98, 102).


Một khi tôn giáo trở thành nhu cầu rất mực cần thiết của con người nhưng ngày nay lại có rất nhiều tôn giáo trên thế giới, thấy được rằng mỗi tín đồ luôn cảm thấy rất vui vẻ và bám chặt tôn giáo của họ, vậy tôn giáo nào mới là đúng đắn, mới là chân lý và dựa vào đâu để làm cơ sở đúng thật cho một tôn giáo.



Tiến sĩ  Muhammad bin Abdullah bin SolehAl-Saheem

Trích từ quyển sách Al-Islam U-su-lu-hu Wa Ma-ba-di-u-hu (Islam, nguồn gốc và giáo lý) 


Phúc đáp câu hỏi: Muhammad Soleh Al-Munjid

Abu Hisaan Ibnu Ysa (chuyển dịch)

Nguồn: islamhouse.com