Con gái Đức Phật

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 4473 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Trước khi tìm hiểu về “con gái Đức Phật”, xin được nói về con gái Ma Vương. Trong thời gian Đức Phật ngồi dưới tán bồ đề, Ma Vương có cử ba cô con gái đến múa hát, quấy phá. Dĩ nhiên là Đức Phật không hề hấn gì, mặc cho ba cô này lởn vởn suốt bảy ngày đêm quanh gốc bồ đề. Lúc đội quân Ma Vương đánh phá, Đức Phật chạm những ngón tay của bàn tay phải xuống đất, nhờ thần Đất trợ giúp. Nhận được cử chỉ từ bàn tay Phật, nữ thần Đất lập tức trồi lên giúp Ngài. Bà xuất hiện trong hình dong một người phụ nữ đẹp, có nụ cười ngọt ngào, quỳ gối bên cạnh Đức Phật, đong đưa mái tóc ướt. Người ta nói, bà đã mượn toàn bộ nước của đại dương. Nước từ tóc của nữ thần làm tắt lửa của Ma Vương, nhấn chìm đội quân và “ma nữ ” của hắn.


Đến cụm từ “con gái Đức Phật”, tự nhiên nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường, mà cuộc đời và công hạnh của họ không thường chút nào. Cứ mỗi lần Đức Phật gọi “con trai”, “con gái” của Như Lai, thì y như đại chúng đều hiểu là, họ đã đạt được thánh quả giải thoát.


Đạo Phật với giáo lý giác ngộ và bình đẳng, đã tạo ra các bậc thánh tăng - thập đại đệ tử, và chư vị thánh ni, các cận sự nữ đặc biệt khả kính - họ là “con gái Đức Phật”.


Chư vị thánh ni, đầu tiên phải kể là Ni trưởng Mahã Pajãpati Gotamĩ (Mahabaxàbadề), tỳ khưu ni Gia du đà la, tỳ khưu ni Khemã (đệ nhất trí tuệ), Upalavanã (đệ nhất thần thông), Phammadivã (đệ nhất thuyết pháp), Patãcãnã (đệ nhất thông luật), Kisã Gotanĩ (đệ nhất mặc y áo thô tháo). Tỳ khưu ni Bhadda Kimdalakesã (đệ nhất thắng trí nhạy bén), Ampapãlĩ (hoàng hậu kỹ nữ), Subhã (người cho con mắt đẹp), Prakisti (người con gái hạ tiện yêu đức Anan).


Chư thánh nữ đầu tiên là bà Visãkhã (đại thí chủ), hoàng hậu Mallikã (nữ cận sự xuất sắc), hoàng hậu Sãmãvadĩ (từ ái dịu dàng), thị nữ lưng gù Khujjuttarã (đệ nhất thuyết pháp), cô Uttarã (năng lực tâm từ), cô Sirinã (kỹ nữ nổi danh), bà mẹ Mãtikagana (người hộ độ hy hữu), nữ thí chủ Suppiyã (cúng dường thịt đùi), hoàng hậu Mahãyãnã (Phật mẫu), cô con gái người thợ dệt (vào dòng trước khi chết), cô bé Punnã và nàng Sujãta (cúng dường vi diệu).


Các vị thánh ni thù thắng và cận sự nữ đặc biệt khả kính, vì cuộc đời họ là những thành tựu lớn lao, cũng do nhờ nhõi duyên sâu dày từ quá khứ. Mọi khả năng về trí tuệ, về thắng trí, về thiền định, thuyết pháp, giới luật, tâm từ, khổ hạnh, bố thí, về sự thông minh khéo léo, mối tương quan ứng xử … thì họ không hề thua kém nam giới. Họ là những “sứ giả tình thương” thành công trong lãnh vực xoa dịu nỗi đau cho những phụ nữ có hoàn cảnh bất hạnh do kỳ thị, do bất công đối xử, do ngã gục trên tình trường, do hoàn cảnh bất trắc éo le từ xã hội, từ nghiệp, cũng như từ những trớ trêu của cuộc sống.


Năm 2010, Hội nghị Nữ Phật giáo thế giới lần thứ 11 do Hội Sakyadhita tổ chức tại chùa Phổ Quang (TP.HCM), với chủ đề “Nữ giới Phật giáo lỗi lạc” nhằm tôn vinh những thành tựu của chư ni và nữ Phật tử, thắt chặt tình thân hữu, trao đổi kinh nghiệm giữa những người con gái của Đức Phật trên khắp thế giới, có 380 đại biểu từ 37 quốc gia, 2.000 đại biểu và khách mời trong nước tham dự. Chủ tịch sáng lập hội Sakyadhita là tiến sĩ Karma Kekche Tsomo. Tổ chức lần đầu tại Bồ đề đạo tràng Ấn Độ năm 1987. Từ đó đến nay các hội nghị đã được tổ chức ở các nước Thái Lan, Campuchia, Nepal, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ … có khoảng 47 quốc gia trong Hội Nữ giới Phật giáo thế giới (Sakyadhita).


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/nguyendoa/20130514/phat-dan-sanh-phat-dann.jpg


Ở Việt Nam, một số chùa chọn ngày 8 tháng 3, ngày Quốc tế phụ nữ, kỷ niệm ngày “Con gái Đức Phật”. Ngày 8 tháng 3 năm 2013, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức chào mừng ngày Quốc tế  phụ nữ, các nữ giáo lý viên, nữ chức việc đã hớn hở chào đón ngày vui của giới mình, trong không khí đầm ấm chan hòa đạo vị.


Khi sinh ra làm phận gái, người con gái đã phải chịu nhiều thiệt thòi về mọi thứ, nhiều đau khổ hơn nam giới. Từ quan niệm xã hội đến quan hệ cá nhân giữa con người với con người . Trên khắp thế giới, xã hội vẫn còn bất công, vẫn còn bất bình đẳng, những người “sinh ra con người cho nhân loại” vẫn còn bị phản bội, đánh đập, áp bức, ngược đãi … ở một số nơi. Đừng để cả thế giới, chị em phải đấu tranh với xã hội, để mỗi năm có một ngày được nghỉ ngơi, thảnh thơi và được ca ngợi. Rất đau lòng tại phiên tòa đẫm nước mắt, khi mà 5 đứa con đầu quấn 5 vành khăn tang, yêu cầu tòa tử hình người cha đã đánh đập mẹ mình cho đến chết.

Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đọc ngày 2.9.1945 có cho biết “… con người ta sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ quyền được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.


Cách đây gần 2.500 năm, Đức Phật đã chấp nhận cho nữ giới xuất gia, vì Ngài xác định, người nữ cũng có thể đạt thánh quả như nam giới. Đối với hàng nữ nhi Phật giáo Hòa Hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã xác nhận khả năng vai trò và đã ưu ái dành cho một vị trí đặc biệt:


Chị em ơi, Bắc Nam là một

Chị em là rường cột giống nòi

Dở sử xanh Nam Việt mà coi

Gương Trưng Triệu còn roi muôn thuở

Chẳng có lẽ xưa hay mà nay dở

Khiếp nhược là cái cớ vong gia

Chí anh hùng của khách quần thoa

Đâu có kém bực tu mi nam tử

Sách thánh hiền truyền lưu mấy chữ

Thất phu còn trách nhiệm với non song

Cả tiếng kêu bạn gái má hồng

Đem son phấn điểm tô Tổ quốc.


Quả thật, trong mọi mặt của cuộc sống, người phụ nữ  PGHH đã, đang và sẽ bên cạnh ông, cha, anh, em trai mình dấn thân vào việc đời, việc đạo như phổ truyền giáo lý, từ thiện xã hội … rất đáng biểu dương và trân trọng.


Diêu Huệ Nương

Nguồn: phatgiaohoahao.org.vn