Đức Giáo Chủ và Sứ mạng thiêng liêng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3141 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Thần cách của Đức Giáo Chủ


Nhìn vào lịch sử của các tôn giáo, ta thấy không có một tôn giáo nào giữ được nguyên vẹn hình thái buổi ban đầu mà có thể bền vững trước những diễn tiến của lịch sử. Những cuộc cải cách lớn lao, những sự canh tân về giáo lý, tín điều, dù nhiều dù ít trong các tôn giáo đều nhằm đáp ứng nhu cầu tình thế. Nói như một nhà xã hội học hiện đại thì “một tôn giáo, bao giờ còn tồn tại là còn cải tiến”. Phật giáo là Brahma giáo được canh cải, Thiên Chúa giáo là Guida giáo được cải cách (1)… Đó là trường hợp của những công cuộc cải cách to tát mà kết quả là sự thành hình của một tôn giáo mới. Ngoài ra trong mỗi tôn giáo lớn đều có nhiều chi phái xuất hiện tùy thời và tùy cảnh, nhằm cải tiến tôn giáo của mình. Và cứ mỗi khi có sự cải tiến như thế là có một giáo phái mới xuất hiện. Người chủ xướng công cuộc cải tiến trong trường hợp này sẽ được các tín đồ sùng bái và sẽ nghiễm nhiên trở thành vị sáng lập của giáo phái, nghĩa là sẽ được tôn sùng như một giáo chủ.


Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nỗ lực cải cách đều thành tựu. Sự thành tựu này tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là tư cách của người chủ xướng. Riêng về Phật giáo Hòa Hảo, thì như mọi người đều biết, đó là một chi phái của Phật giáo, nhằm canh tân phương pháp tu hành. Công cuộc canh tân đó đã thành tựu to lớn khiến có thể xem PGHH như một tôn giáo riêng, mà vị sáng lập là Đức Huỳnh Giáo Chủ. Và như đã thấy trên, yếu tố then chốt đưa đến thành tựu nầy là tư cách của Đức Giáo Chủ, hay nói đúng hơn là thần cách của Ngài. Vậy thần cách của Đức Giáo Chủ được thể hiện như thế nào trong “cuộc đời con người” của Ngài, và Sứ Mạng thiêng liêng của Ngài ở trần gian nầy là gì?


Năm Kỷ Mão, “Hạ ngươn đã hết”, sắp có những biến cố lớn lao, cuộc đời tiến dần vào vực thẳm của tang thương ly loạn, cảnh đói khổ, bệnh hoạn, chết chóc… những thảm họa ấy của chiến tranh đã gần kề nhưng con người vẫn mải mê đắm chìm trong vật dục. Thượng đế hầu như đã bị mai một từ lâu, từ khi sự sùng tín cực đoan vào khoa học thay cho tín ngưỡng trong tâm hồn con người, và con người cũng sẽ cùng chung số phận. Một bộ phận không nhỏ nhân loại lúc bấy giờ như đã và đang đào một cái hố sâu để sắp sửa tự chôn mình mà không biết.

 

Không thể yên vui nơi cõi Phật trong lúc “bá tánh sầu thành chất ngất”, Đức Thầy quyết định xuống thế cứu vớt chúng sanh bằng cách thức tỉnh, khuyến khích họ học Phật tu Nhân. Ngài “tá hiệu Khùng Điên” gắng công truyền đạo khắp nơi, và trong bước đầu không tránh được sự chê cười khinh khi của nhiều người mà cuộc đời văn minh vật chất đã tạo nên ở họ nhiều kiêu hãnh.


Khắp trong bá tánh trần hoàn

Cùng hết xóm làng đều bỉ người Điên


Trường hợp nầy không riêng cho Đức Thầy mà, qua lịch sử các tôn giáo, cho cả những vị sáng lập các tôn giáo khác, Jesus, Thích Ca, Khổng Tử… đều bị người đời chế nhạo. Tuy nhiên có điều mà ai ai cũng phải công nhận là “họ không phải là người thường như bao nhiêu người khác”, và cái khác thường ấy chắc chắn không phải vì Điên, vì Khùng. Renan đã nói một câu chí lý: “Người điên không bao giờ thành công. Từ xưa đến giờ chưa có một sự loạn trí nào cho phép người ta có những hoạt động ảnh hưởng sâu xa đến bước tiến của nhân loại”. Những vị sáng lập các tôn giáo nói trên đã gây được ảnh hưởng  sâu rộng trong nhân loại. Họ có hàng triệu và hàng triệu tín đồ sùng bái. Họ đã thành công và những thành công của họ là những thành công to tát. Như Đức Giáo Chủ đã nói:


      Bởi chữ Khùng của Phật của Thầy

      Chớ chẳng phải của người lãng trí


Mọi ý hướng cắt nghĩa sự thành công to tát đó bằng những nguyên nhân tâm lý, sinh lý, xã hội… đều thất bại. Không thể giản lược một sự kiện tôn giáo vào một sự kiện nào khác. Những lối phân tích, suy luận theo tinh thần khoa học nhằm cắt nghĩa sự kiện thiêng liêng như sự kiện tôn giáo khó đem lại một giải đáp thỏa đáng. Rốt cuộc sự mầu nhiệm hầu như vẫn hiện hữu chung quanh con người, cuộc đời và hành động của các vị giáo chủ.


“Trong cuộc đời của những thiên tài, những bậc thánh thiện có cái gì không thể dùng trí thức để phân tích cắt nghĩa được. Cái đó tức là tính cách thiên tài và thánh thiện”. (2)


Về trường hợp của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ta thấy ở nơi Ngài sự thiêng liêng, mầu nhiệm của một bậc “cứu nhân độ thế”.


Ai cũng biết Ngài chỉ học qua bậc Tiểu học, sau đó Ngài bị đau ốm luôn phải bỏ dở việc học hành. Cho đến năm 1939, lúc ấy vừa mười chín tuổi (1920-1939), Ngài bắt đầu truyền giáo. Như vậy không có gì chứng tỏ rằng Ngài có học lực cao, khung cảnh sống rất giới hạn cho nên nếu Ngài là người thường  thì kiến thức của Ngài cũng chỉ có được trong giới hạn đó mà thôi.


Hoàn cảnh gia đình, giáo dục, xã hội không thể tạo được những kiến thức sâu xa về tôn giáo, triết lý, những tư tưởng cao siêu, những hành động phi phàm mà nhiều người đường thời phải kính nể bái phục. Có thể nói Ngài hơn cả những bậc sanh nhi tri chi, và sự kiện đó chỉ có thể giải thích được bằng những mầu nhiệm, những huyền diệu trong lãnh vực tôn giáo. Ngài không phải chỉ là người thông minh, không phải chỉ là hạng thiên tài theo nghĩa thông thường. Ngài là một vị Phật.


Ta chịu lịnh Tây Phương thọ ký …

… Nên Phật Tiên phải xuống hồng trần.


“Bởi đời nầy pháp môn bế mạc. Thánh đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma vương khuấy rối” cho nên “Chư Phật mới nhủ lòng từ bi cùng các vị chơn tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ, sau chỉ rõ cơ huyền…” Ngài là một trong các vị cứu đời ấy. Sứ mạng thiêng liêng của Ngài, Ngài đã mặc khải cho chúng ta qua nhiều vần thơ, lời Sấm, câu Kệ giảng.


Bản chất đại giác, đại bi và quyền năng của Đức Giáo Chủ


Nói đến Phật tức là nói đến sự giác ngộ, sự minh trí, sự thấu suốt chân lý. Chân lý đó thu tóm trong Tứ Diệu Đế : Khổ, Tập, Diệt, Đạo… đã được Đức Thích Ca khai thị sau khi ngộ đạo. “Đời là bể khổ, tất cả mọi sự việc trên đời đều chỉ là sắc không, đều chỉ là giả tướng trong vòng sinh diệt của cõi vô thường. Nhưng sở dĩ con người còn lấy giả tướng làm thật, còn quyến luyến cõi vô thường ấy là vì đã bị vô minh, mê muội bởi vật dục che lấp”. Phật là đấng đã diệt được vô minh, “đã thoát khỏi mọi tin tưởng sai lầm, thấu triệt cái vô hạn, không còn bị ràng buộc vào bất cứ cái gì, mọi mưu toan đều đã tránh xa, mọi ước vọng  đã bị từ bỏ”. Đức Giáo Chủ cũng thế, Ngài đã:


Mài gươm trí cho tinh cho khiết

Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không


Để đến chỗ:

Vô pháp tướng mới là thiệt tướng


Sự thông suốt của một vị Phật không phải chỉ được thể hiện trong sự nhận thức chân lý đó để tìm con đường giải thoát mà còn được thể hiện trong sự thấu rõ và tiên tri việc vị lai. Biết rõ thời cơ, báo trước cho tín đồ mọi việc sẽ xảy đến để tránh tai họa gớm ghê, đó cũng là cái huyền diệu của nhà Phật. Đức Huỳnh Giáo Chủ, ngay từ khi khởi đầu mở đạo, đã tiên tri những biến cố lớn lao của đệ nhị thế chiến cùng tất cả những thảm họa của nó.


Trong lúc mọi người đang hướng về khoa học, đặt cả tin tưởng vào nền văn minh cơ giới thì Ngài đã thấy và nói lên tất cả những hậu quả mà nền văn minh Tây phương sẽ đem lại cho loài người. Kiểm điểm các sự việc, người ta thấy những câu Sấm của Ngài không hề sai sót khi đối chiếu với thế cuộc từ năm 1939 đến 1945, tức là từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt đệ nhị thế chiến. Còn nhiều việc quan trọng khác mà Ngài đã biết trước và không quên nói với các tín đồ thân tín của Ngài rõ. Chẳng hạn, hơn một lần Ngài báo trước sự vắng mặt của Ngài trong một khoảng thời gian trên cõi đời nầy cũng như trong tương lai. Đó là những sự kiện hiển nhiên trong địa hạt tôn giáo, đã nói lên cái trí diệu thâm của một vị Phật.


Nói đến Phật cũng là nói đến lòng từ bi vô lượng đối với chúng sanh. Lòng từ bi ấy không phải như tình thương theo nghĩa thông thường của con người đối với gia đình, bạn bè, hay cái “trắc ẩn chi tâm” đối với đồng loại. Bắt nguồn từ nhận thức cuộc đời là bể khổ và mọi sự sống đều mang mầm đau khổ, lòng từ bi của nhà Phật bắt buộc phải thương yêu tất cả mọi sanh vật cùng cảnh khổ đau và mong muốn vén màn vô minh để tất cả được giác ngộ và giải thoát. Bởi thế nên lòng từ bi đòi hỏi phải thương yêu tất cả ngay đến kẻ thù vì họ cũng là những kẻ bị che mờ bởi vật dục. Chủ trương của nhà Phật không phải chỉ là sự tự giác mà còn phải giác tha để đi đến chỗ giác hạnh viên mãn. Tâm từ bi vô lượng đó chúng ta dễ dàng nhận thấy ở nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ:


 Ai phú quí vào đài ra các

Ta Điên Khùng thương hết thế trần

Bởi: 
      

Nhìn xem trần nước mắt rưng rưng

Cảnh áo não kể sao cho xiết

Cho nên Ngài mới quyết :

Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện

Tìm con lành dắt lại Phật đường

Thương dân hiền giáo đạo Nam phương

Đặng chỉ ngõ làm lành lánh dữ


Cũng chỉ vì:

Thương hại bấy lê dân đứt ruột      

Thảm vợ con đói rách đùm đeo


Mà Ngài đã phải hy sinh vô bờ bến:

Thân ta ta chẳng tiếc chi

Miễn cho bá tánh nạn gì cũng qua


Đặc biệt đối với những kẻ đau khổ nhất trên đời nầy, Ngài khuyên chúng ta chẳng bao giờ nên khinh khi mà trái lại phải biết thương xót họ:

Hãy thương xót những người tàn tật

Thấy nghèo hèn chớ khá khinh cười


Tình thương bao la ấy, cái tâm từ bi vô lượng ấy vượt ra ngoài và lên trên lòng nhân thường thấy ở người đời. Đó chỉ có thể là tấm lòng quảng đại của Phật. Trong khi thực hiện sứ mạng thiêng liêng của Ngài, Đức Thầy đã có nhiều hành động phi thường.


Trước hết là ở nơi Ngài có cái quyền năng nhiệm mầu giúp Ngài thành công dễ dàng trong việc thu phục nhiều người trí thức lúc bấy giờ, biến họ thành những tín đồ trung kiên trong nhiều trường hợp rất đặc biệt. Nếu không có quyền năng thì làm thế nào có thể điều khiển một số đông tín đồ vốn có nhiều anh hùng tính? Làm sao một lời phán của Ngài có thể khiến hàng vạn tín đồ sẵn sàng tất cả vì Đạo pháp vì Dân tộc? Đây không phải là uy quyền đời thường mà là một quyền năng thiêng liêng có trong thần cách của một vị Phật.


Thứ đến là những thành công lạ lùng của Ngài trong việc trị bịnh cho dân chúng. Từ tháng 5 năm 1939, nhiều bệnh tà, bệnh điên, nan y … đã được đưa đến tận làng Hòa Hảo và được chữa khỏi, không khác nào Đức Phật Thầy Tây An thuở trước đã chữa khỏi cho muôn vạn dân lành … Số người được cứu sống kể sao cho xiết mặc dầu phương pháp chữa trị của Ngài rất đơn giản.


Sứ mạng thiêng liêng của Đức Giáo Chủ


Tất cả các vị giáo chủ xưa nay đều cho thấy vị trí của họ trong mối tương quan với Thượng Đế cũng như sứ mạng thiêng liêng của họ ở thế gian nầy. Tất nhiên vị trí và sứ mạng thiêng liêng đó chúng ta chỉ có thể biết được khi nào chính vị giáo chủ ấy mặc khải cho ta.


Nhưng tại sao người ta tin ở sự mặc khải đó? Câu trả lời chính xác thật sự không có nhưng cứ theo lý mà nói thì sự tin chắc như thế phải dựa trên những bằng cớ hiển nhiên đối với người tin. Bằng cớ rõ ràng nhất là sự ăn khớp giữa lời nói và hành động của vị giáo chủ. Về trường hợp của Đức Thầy thì Ngài đã cho chúng ta biết rằng Ngài là một vị Phật cứu thế. Lời nói của Ngài được chứng minh bằng Trí sáng suốt, Tâm từ bi và những việc làm mầu nhiệm của Ngài trong suốt thời gian Ngài có mặt như vừa thấy trên đây. Nhưng còn sứ mạng thiêng liêng của Ngài thì như thế nào?


Nói một cách tổng quát thì sứ mạng của các vị giáo chủ là mặc khải chân lý và tìm đường cứu độ chúng sanh. Mỗi tôn giáo có một chân lý và đường lối giải thoát riêng. Đối với Phật giáo Hòa Hảo thì chân lý và con đường giải thoát ấy đã được Đức Thích Ca tỏ ngộ và giảng dạy. Đức Huỳnh Giáo Chủ đem truyền bá và giảng dạy lại. Thành ra sứ mạng của Ngài là sứ mạng “vun quén” Đạo Mầu khi nền đạo “gặp lúc truân chuyên” thời bấy giờ, như Ngài đã nói:


Nay nhằm buổi phong trào tân tấn

Đua chen theo vật chất văn minh

Nên ít người khảo xét kệ kinh

Được dắt chúng hữu tình thoát khổ

Thêm còn bị lắm phen giông tố

Lời tà sư ngoại đạo gieo vào

Cho nhơn sanh trong dạ núng nao

Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ.

Người nhẹ dạ nghe qua mê mết

Rằng nên dùng sức mạnh cạnh tranh

Được lợi quyền lại được vang danh

Bài xích kẻ tu hành tác phước


Nền văn minh vật chất tuy đã mang lại nhiều tiện ích cho đời sống con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng đồng thời cũng đã đem lại một kiêu hãnh sai lầm không nhỏ cho loài người. Người ta quá tin ở sức mạnh vạn năng của khoa học, sùng tín khoa học như một tôn giáo. Từ đó người ta đi đến chỗ phá bỏ tín ngưỡng, tôn giáo làm thay đổi nếp sống đạo lý “thuần phong mỹ tục” tốt đẹp của con người tự ngàn xưa. Cuộc sống vì thế hầu như chỉ còn là một trường cạnh tranh ác liệt. Thế rồi cuộc đời và con người vốn đã khổ đau càng thêm khổ sở đớn đau.


Trong hoàn cảnh đó:

Dầu ai có bền gan sắt đá

Cũng động lòng trước cảnh ngửa nghiêng

Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên

Phận môn đệ phải lo vun quén


Bởi “Hạ ngươn nay đã hết đời” nên mới đưa đến cảnh “Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang”. Có thể nói từ hậu quả của sự sùng tín cực đoan vào khoa học và văn minh cơ giới đã dẫn tới thảm họa của trận đệ nhị thế chiến mà Đức Thầy đã báo trước:


Năm mèo Kỷ Mão rõ ràng

Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi


Và rõ ràng hơn nữa:


… “Cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan. Ta đây tuy không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên […]  nhưng vì lòng từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa”  (Sấm giảng giáo lý - trang 3. NXB Tôn giáo - 2004) cho nên Ngài mới hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh.


 Tuy nói rằng Ngài giảng dạy, vun quén Đạo của Đức Thích Ca, nhưng thật sự ta cũng thấy Ngài đã khai mở cho ta một sự thật, một huyền diệu và tìm giải pháp cứu rỗi chúng sanh. Sự thật đó là cảnh “pháp môn bế mạc, thánh đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm ma vương khuấy rối”. Huyền diệu đó là “máy diệu huyền chuyển lập hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả […] đủ các thiện căn để giáo truyền đại đạo”.


Còn giải pháp thoát khổ, là học Phật tu Nhân mà Đức Thầy đã đem hết tâm trí ra công hoằng hóa. Trong một thời gian rất ngắn (chưa đầy 8 năm dựng đạo, cứu đời), số tín đồ của N