Giá trị di sản văn hóa và những đóng góp của Phật Giáo Hòa Hảo đối với xã hội Việt Nam

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5680 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Sinh ra nơi lòng đất mẹ, nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) bắt nguồn từ giáo lý căn bản của Đức Thích Ca, khế hợp tinh hoa Khổng, Lão và tư tưởng của Đức Giáo Chủ họ Huỳnh, nhưng sắc thái và tinh thần của đạo vẫn là sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Gía trị di sản văn hóa của PGHH có thể xem là một đặc điểm đặc trưng đã góp phần tô bồi cho sự vững bền của đất nước như phần mở đầu của Hiến Chương Giáo Hội PGHH được Ban Tôn Giáo chính phủ thông qua: " Hơn nữa thế kỷ xiển dương chánh pháp, PGHH đã phổ truyền giáo pháp "Học Phật Tu Nhân " với hàng triệu nhân sanh, giữ gìn giáo lý chơn truyền, góp phần cùng nhân dân cả nước nêu cao truyền thống yêu nước, phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa dân tộc ".


* * *


Có thể nói di sản văn hóa tôn giáo là một hệ thống bao gồm những di sản vật thể và phi vật thể của tôn giáo đã được tôn tạo, lưu giữ và có những đóng góp tích cực cho hậu thế. Gía trị di sản tôn giáo chính là cái làm cho tài sản để lại của tôn giáo đó trở nên ích lợi và hữu dụng.


thac-si-nguyen-huy-diem1

VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA PGHH:


1. Tôn chỉ hành đạo của PGHH là "Học Phật Tu Nhân" tại gia cư sĩ, lấy việc báo đáp Tứ Ân làm căn bản tu hành; giữ tám điều răn cấm và thực hành giáo lý chơn truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ; tích cực cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội, cho chúng sanh. Ngài dạy tín đồ:


 Tu đền nợ thế cho rồi,

 Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.


Trong tứ đại trọng ân (Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam Bảo, ân đồng bào và nhân loại) mà người tín đồ phải trả, ân Tổ Tiên Cha Mẹ được xếp hàng thứ nhứt, đó vốn là đạo lý của người Việt Nam. Biết ơn Tam Bảo (Phật, pháp, tăng) là đạo lý của người tin theo Phật.


Ơn thứ hai là ơn Đất nước, Dân Tộc và Tổ Quốc. PGHH đặc biệt chú trọng giáo dục tinh thần dân tộc, ý thức chống ngoại xâm:" Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ; sống, ta phải nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau...,ta phải có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên cường thịnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng, thân ta mới yên; quốc gia mạnh giàu, mình ta mới ấm "(quyển 6, 1945)


Ơn thứ tư là ơn đồng bào và nhân loại. Đức giáo chủ PGHH dạy các tín đồ: "Ngoài đồng bào, ta còn có thế giới người đang cặm cụi, cần lao...Họ là nhân loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa cầu. Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra như thế nào? Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến nhân loại, nghĩa là phải nhờ đến dân tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng chủng mình . Ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình gây ra tai hại cho các dân tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỷ xả và hãy tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn ".


Trong khi ngòi lửa chiến tranh vẫn tiếp diễn bùng lên chỗ này chỗ khác trên quả địa cầu, tư tưởng nhân hòa và khoan dung này của PGHH chính là điều luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các học giả trong và ngoài nước, nhất là khi điều đó được thuyết giảng và làm theo ngót 3/4 thế kỷ qua từ tỉnh Bình Định đến Cà Mau, Phú Quốc.


2. PGHH góp phần phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.


Ngay từ năm 1939 khi đất nước đang đắm chìm dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đạo đức suy vi, lòng người ly tán, Đức Huỳnh Giáo Chủ (đang tuổi 19) đã mạnh dạng triển khai một cuộc chỉnh lý để quy nguyên Phật Pháp, canh tân giáo điều.


Từ những yếu lý chân truyền của Đức Thích Ca, ngài đều đã " Tùy phong hóa dân sanh phù hạp " mà truyền đạt lại một cách giản dị, rõ ràng dễ hiểu bằng ngôn ngữ tiếng Việt thân yêu từ cách ăn ở, tu hiền, nghi thức lễ bái, đối nhân xử thế của người tín đồ đến việc minh giải Tứ Diệu Đế, nhiếp hóa pháp tu thiền, tịnh; bàn Tứ Ân, giảng Tam Nghiệp, luận Bát Chánh v.v....


Xuất phát từ giáo pháp "Học Phật, Tu Nhân", Đức Giáo Chủ đã giáo huấn sâu sắc tín đồ về lý tưởng hành đạo. Ngài khẳng định :" Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh, thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành đạo của mình".


Vì vậy, việc " đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh" vừa là mục tiêu vừa là động lực của mỗi tín đồ trong suốt quá trình hình thành và phát triển Đạo đồng hành cùng dân tộc. Phước lợi chúng sanh chính là dân giàu, nước mạnh; thế giới hòa bình, an lạc....


Trong toàn bộ Sấm Giảng - Thi Văn giáo lý, Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn ân cần giáo huấn tín đồ:


- Về tình yêu quê hương đất nước.


- Về lòng tự hào dân tộc.


- Về tinh thần đoàn kết.


- Ca ngợi, noi gương anh hùng liệt sĩ hy sinh vì dân vì nước.


- Nêu cao ý thức bình đẳng giới.


- Rèn luyện tính cần cù lao động và thương yêu tôn trọng, giúp đỡ người lao động.


- Khuyến tu, khuyến thiện, khuyến nông, khuyến học, khuyến tài…


- Đề cao sự học và hiểu biết về khoa học :" Sự hiểu biết về khao học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu Phật Đạo một cách rành rẽ ".

- Nêu cao tinh thần hội nhập, đoàn kết đồng bào và nhân loại.


Tín đồ PGHH vốn là người lao động, giàu lòng nhân ái, trước sau như một luôn kiên trì thực hiện đúng đường hướng vì Đạo Pháp vì Dân Tộc. Đạo phải đồng hành cùng dân tộc và tất yếu phải phục vụ lợi ích của dân tộc, của đất nước Việt Nam. Đó là giá trị đạo đức truyền thống mà PGHH đã và đang luôn tích cực phát huy.


3. Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.


PGHH chủ trương không chấp nhận mê tín dị đoan, không coi bói, không dâng cúng chè xôi thựcthac-si-nguyen-huy-diem2 phẩm cho Phật, không đốt vàng mã, giấy tiền. Tín đồ cúng Phật không có gì khác ngoài nước lạnh tượng trưng cho sự trong sạch, bông (hoa) tượng trưng cho sự tinh khiết, và nhang (hương) tượng trưng cho sự thanh cao.


- Tự hào về quan niệm Tiên Rồng.


Ông cha ta rất tinh tế khi chọn Tiên Rồng làm vật tổ. Tiên tượng trưng cho những gì linh mẫn, trí tuệ, phi phàm; Rồng tượng trưng cho sức mạnh vô biên, tiềm năng bất tận. Quan niệm đó tuy chỉ bắt nguồn từ một huyền sử, nhưng thật đã vun đắp cho tinh thần dân tộc, khiến người Việt từ mấy ngàn năm, biết sống trên cái bản ngã đặc biệt, rất đáng tự hào. PGHH trong sự sáng khai của Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ngài luôn không quên khơi gợi ý thức Lạc Hồng:


Thiệt chẳng hổ giống dòng Nam Việt,

Từng nêu cao khí tiết Lạc Hồng.

Đã mang lấy nợ non sông,

Quyết lòng báo quốc tồn vong sá gì!


Quan niệm ấy, nhiều lúc đã được dặn dò một cách cẩn thận, rạch ròi hơn. Chẳng hạn trong bài Trao lời cùng ông Táo. Ngài viết:


 Thần ráng sức ra công khuyến dỗ

 Gìn thuần phong mỹ tục của Rồng Tiên.


Quan niệm Tiên Rồng bàn bạc trong thi văn sấm kệ PGHH đã nói rõ lên ý thức quốc gia được bồi đắp để đóng góp cho tinh thần dân tộc mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh.


- Giữ gìn nền xưa nếp cũ.


Trước sự cám dỗ của vật chất văn minh, Đức Huỳnh Giáo Chủ rất lưu tâm đến sự bảo tồn nền xưa nếp cũ. Những gì lố lăng, phiền phức, làm trở ngại cho việc tu học và sự tiến bộ của đất nước, Ngài đều khuyên nên gạt bỏ. Nhưng những gì là thuần phong mỹ tục, cần gìn giữ cho khỏi mất giống nòi, Ngài hô hào nên theo.


Tục lệ cúng Tổ tiên, sùng phụng các anh hùng liệt nữ là tục lệ tốt. Ngài luôn luôn ca ngợi và khuyến khích trì hành.


Trung với hiếu ta nên trau trỉa

Hiền với lương bổn đạo rèn lòng

Thường nguyện cầu siêu độ tổ tông

Với bá tánh vạn dân vô sự.


Trong bài Dặn dò bổn đạo, Đức Huỳnh Giáo Chủ có lúc cũng phải thở than:


An Nam phong hóa lễ nghi

Đời nay văn vật bỏ đi chẳng gìn

Mãng lo chế nhạo chống kình

Chẳng trau đạo đức mà gìn thôn hương

Ta đây dường thể như lươn

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.


Người tín đồ PGHH được tùy tiện trong sự hòa hợp với mọi người, chứ không có việc bắt buộc phải để tóc thật dài hay là cạo tóc đi. Đến như y phục cũng thế, họ không bày ra lễ phục nào khác hơn một cái áo tràng dà cúng tại gia và mặc quốc phục (áo dài, khăn đóng màu đen) khi hành đại lễ.


Tinh thần dân tộc được phát lộ rõ nét. Nó thể hiện sự hòa hợp với mọi người trong nếp cũ nền xưa của giống nòi Hồng Lạc.


- Nuôi dưỡng tinh thần quốc gia dân tộc.


Đã bảo tồn nền nếp, không để cho tàn hoại đi những sắc thái riêng biệt của dân tộc, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn dưỡng nuôi, hun đúc tinh thần yêu nước thương nòi. Nghiên cứu Sấm kinh PGHH sẽ thấy điều này có ở nhiều chỗ. Trong bài Thiên lý ca, Ngài đã phơi giải can tràng:


Thương sanh chúng đòi cơn dạ ngọc

Ta quyết gìn chủng tộc giang sơn


Trông cờ tam tài của Pháp phất phới trên nền trời, Ngài đã liên tưởng ngay đến cảnh quốc phá gia vong mà ngâm câu "Gặp cảnh vong bang ứa ruột rà".Và khi thấy Ông địa sành ngất ngưỡng ngồi cao, thản nhiên trước thăng trầm thế sự, thì nhẹ nhàng mát mẻ mà nhắc khéo trong một bài thơ tứ tuyệt:


Bảnh chọe ngồi chơi sướng hởi ông!

Tâm lành sao chẳng tiếp non sông?

Nhân dân bốn phía đương đồ thán

Vui sướng chi mà lại tỉnh không?


Đôi khi để kéo lại những tâm hồn nghinh tân thái quá mà phủ nhận truyền thống của giống nòi, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã mượn lấy thi ca trào phúng tế nhị mà giác ngộ người đời- trong bài Vịnh quạt máy nhằm bảo tòan những gì của dân mình vốn có tự ngàn xưa. Nhưng ái quốc mà không bài ngoại và tồn cổ mà không phải câu chấp cổ lệ lỗi thời.


- Giản dị trong việc thờ cúng là tính chất dân tộc.


Với tâm tình giản dị hồn nhiên, PGHH đã không chấp nhận những nghi lễ rườm rà phiền toái có thể gây tốn kém vô ích và xa rời bản thể thanh tịnh vô vi của Phật Giáo. Người tín đồ PGHH trong việc trang trí chỗ thờ phượng thật hết sức giản dị tinh khiết. Cư sĩ tại gia chỉ chú trọng vào ba nơi thờ chính là Bàn thông thiên (đặt giữa trời), Bàn thờ ông bà và bàn thờ Phật (đặt trong nhà).Trong trường hợp giản dị tối đa, tín đồ có thể tưởng niệm trong lòng mình cũng đủ.


Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà

Phật chẳng chấp chẳng nài thời khắc


Hoặc:


Phật tại tâm chớ có đâu xa

Mà tìm kiếm ở trên non núi.


Nhưng giản dị không có nghĩa là bỏ đi tất cả lễ nghi khuôn phép. Giản dị là để cho "lòng tin tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào nhoáng bề ngoài" mà thôi. Lòng tin tưởng trở lại tâm hồn tức là người tu phải chứng ngộ được lòng chí thành của mình. Chính điều đó mới là sự tối quan trọng để cho hành giả đắc đạo, chứ việc cúng dường cũng không có gì cần thiết lắm. Đức Huỳnh Giáo Chủ có nói:


Đến với ta chớ đem đồ cúng

Chỉ đem theo hai chữ thành lòng.


- Sấm giảng với đặc tính dân tộc là di sản đặc thù.


Ai về miền Tây Nam Bộ sẽ dễ dàng nghe được những giọng ngâm đặc thù, giọng ngâm đó không hẳn là giọng hò miền Nam, cũng không đúng là khúc hát nam ai hay nam bình xưa cũ trên sân khấu hát bội, cải lương, nó tha thướt trầm trầm, dễ khơi gợi cảm xúc cho người nghe và dễ làm người ta thắm thía đến cảm thông ý nghĩa của câu văn phô diễn. Khi thưởng thức thi, ca, văn, chú, trong nguồn sấm kệ PGHH, người ta sẽ thấy được những gì vốn có của nước non nhà.


- Dân tộc nhưng đại đồng.


Mặc dầu giáo lý PGHH có bảo tồn cổ tục, có bảo vệ đất nước, có hưng truyền đạo cũ và duy trì những lề lối thi ca căn cốt của giống nòi..., nhưng bảo tồn cổ tục không có nghĩa là nắm giữ cả những hủ tục, cũng như bảo vệ Tổ quốc đâu cứ phải là bài ngoại, bế quan.


Đối với khoa học, thể dục, sự học hành; đối với nhân loại trên quả địa cầu... cùng nhiều nội dung khác trong sấm kinh PGHH đã bộc lộ rõ nét tinh thần mở rộng, sự hòa hợp, vươn lên vượt cả thời gian lẫn không gian.


Trong một bài thơ viết tại chiến khu chống Pháp ở miền Đông giữa một ngày tết, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thổ lộ lòng khát khao cho nhân dân đất Việt chóng tiến đến cõi đại đồng.


Tặng bạn ngày xuân chén rượu nồng

Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông

Đem nguồn sống mới cho nhân loại

Để tiến tiến lên cõi đại đồng.


Có thể khẳng định PGHH là một nền đạo gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc đó không hề đóng khung trong hạn hẹp, mà thể hiện tính phóng khoáng muốn đem nguồn sinh lực siêu nhiên, đầy đạo lý của mình để "Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc".


VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ


thac-si-nguyen-huy-diem3