Hành “CHÁNH TƯ DUY” theo giáo lý Phật giáo Hoà Hảo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3539 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Đã trải qua hơn 25 thế kỷ, chân lý đó vẫn được nhiều người chấp nhận học hiểu làm theo. Đức Huỳnh Giáo chủ PGHH là một trong các hàng đệ tử đã học hiểu và tu chứng như Ngài, mang tư tưởng thanh cao tìm ra chân lý và ý thức được 3 bổn phận: 1- Của mình đối với nhân lọai, 2- Của mình đối với Trời Phật, 3- Của mình đối với mình. Nên đã “Quyết tầm đường phóng giải cho thân tâm / Dìu nhân sanh khỏi chốn mê lầm / Bờ giác ngạn kiên tâm lần bước tới…”

Con đường giải thoát khổ đau để được an vui vĩnh cửu trong giáo lý PGHH được quy tập nơi Bát Chánh đạo. Trong đó sau Chánh kiến là Chánh tư duy.


Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức để tìm ra chân lý. Tuy nhiên, chân lý chỉ hiển bày khi tư tưởng thật sự chánh đáng. Chánh là chánh đáng ngay thẳng không giả dối, không tà vạy bởi lòng ích kỷ cá nhân. Ngược lại là tà, là giả dối mê lầm, là hệ lụy của tham, sân, si, nhân, ngã.


Trước khi biết được Chánh Tư duy cũng cần hiểu rõ Tà tư duy là gì? Đức Huỳnh Giáo Chủ giảng đại lược về Tà tư duy như sau: “Sanh ở trong trần con người thường hay bị các thị dục cám dỗ: lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng…; cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thế nào thoát ly ra được. Ấy về phần Tà.”


Thị dục cám dỗ là những thấy biết trong cuộc sống hiện tại do 6 căn Nhãn, Nhĩ ,Tỷ, Thiệt, Thân, Ý khêu gợi lòng ham muốn, quyến rũ phải thực hiện cho được những thứ ham muốn đó.


Những thứ ham muốn đó rất nhiều nhưng chỉ biểu trưng đại lược có mấy thứ:


a- Lợi danh: Lợi là lợi lộc tiền của; Danh là danh dự tiếng tăm. Có danh tất có lợi, được lợi sẽ được danh, nên lợi và danh cũng là mục tiêu có sức hấp dẫn nhất đối với con người không phân biệt kẻ ngu người trí, kẻ sang người hèn…


b- Quyền tước: Quyền là quyền hạng, quyền lực. Tước là chức phận địa vị trong xã hội. Có tước tất có quyền, quyền tước luôn đi cặp song đôi, chẳng ai mà không ham không muốn.


c- Nghĩa vợ tình chồng: Là hạnh phúc gần gũi nhất với mọi người cần phải gây tạo và duy trì cho có được lâu bền. Nhưng nó chỉ có được khi mà đôi bên còn hòa hợp, ngược lại nó sẽ là đau khổ. Thế nên ai cũng phải tìm cách làm sao cho nó có được và mãi mãi lâu bền, muốn thế bắt buộc con người phải luôn tưởng nghĩ đến nó “Cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy , không thể nào thoát ly ra được”.


Không thoát ly ra được bởi lòng ham muốn kéo lôi, bởi tham sân si trói buộc rồi hành động điên cuồng để cầu cho được những ảo ảnh phù du: lợi danh, quyền tước, phú quý vinh hoa… nào hay đâu chỉ là ảo mộng : “Mùi phú quý nhử làng xa mã / Bả vinh hoa lừa gã công khanh / Giấc Nam Kha khéo bất bình / Bừng con mắt dậy thấy mình tay không” (Cung Oán Ngâm Khúc).


Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đã khuyến dạy trong bài Tỉnh Bạn Trần Gian:


“Khuyên người trí sĩ mau mau tỉnh,
Giấc mộng Nam Kha chốn thế trần .
Thế trần tạm giả gạt đời ta,
Lướt khỏi sông mê khỏi ái hà.
Nhân ngã, ngã nhân đừng cách biệt,
Sắc không, không sắc chớ lìa xa.
Diệu huyền chơn lý noi đường sáng,
Ảo thuật tà tâm kiếm nẻo ra.
Lóng lánh gương xưa lời Phật dạy.
Hồng trần ái dục giết tài hoa...”


Hoặc là:
“Gẫm cuộc thế chẳng qua tuồng mộng ảo.
Cuộc truy hoan thường giết khách tài hoa.
Nghe chuông linh sớm dứt bể ái hà,
Kẻo vật dục cuốn lôi vào biển khổ.
...
Ví dầu lập chữ công danh,
Đến khi rốt cuộc cũng đành thả trôi…”


Trong Tứ Thập Nhị Chương kinh, Phật dạy: “Dục sanh ư nhử ý, ý dĩ tư tưởng sanh. Nhị tâm tác tịch tỉnh. Phi sắc diệt phi hành” (Sự ham muốn sanh ra từ ý, ý muốn có do tư tưởng sanh ra.


Cả hai đều yên lặng. Không phải sắc, chẳng phải hành). sắc và hành là hai trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là năm món ngăn che làm cho trí tuệ không được sáng suốt để nhìn ra sự thật, nên mãi mãi bị mê lầm. Thế nên tư tưởng là nguyên nhân phát sinh ra ý muốn và hành động của mọi con người. Hạnh phúc hay khổ đau đều phát nguyên từ đó, và tội hay phước, đúng hay sai, tà hay chánh… đều tùy thuộc tư tưởng mà sanh. Thế nên trong bài Tu Thân Xử Kỷ, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhấn mạnh: “Sự đầu tiên của người hành đạo là cốt sửa những tư tưởng, tìm cách đánh đổ tư tưởng xấu xa, đem thay vào những tư tưởng ôn hòa đạo đức”.


Những tư tưởng xấu xa bị cám dỗ bởi lợi danh quyền tước..., khi chưa gặp đạo lý bị ô nhiễm đã đành, có khi vào đạo rồi đã tu hành một lúc, nhưng vì chưa trừ được tánh ngã nhân ích kỷ, vẫn bị tư tưởng tà vạy lôi kéo trở thành tư tưởng cực đoan Đoạn kiến hay Thường kiến mà không hay không biết. Qua đó, tư tưởng ấy vẫn còn là tà nên thường phát sinh những lời nói chẳng “ôn hòa”, hành động không còn chất “đạo đức” là một việc cần phải tự mình đấu tranh đánh đổ. Thế mới có thể bước thêm trên con đường đạo hạnh thanh cao của Phật pháp.


Như trên đã nói Chánh tư duy là những tư tưởng cao cả trong quá trình nhận thức tìm ra chân lý trong cuộc sống hiện hữu, nên công cuộc hành đạo của người tín đồ PGHH phải tìm cách đánh đổ những tư duy tà để hành theo Chánh tư duy mà Đức Thầy đã dạy.


Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy tiếp: “Phần chánh dạy rằng: Tâm cần phải bình, tánh cần phải tịnh, giữ tư tưởng cho thanh cao, trí rán tìm cái chân lý. Chân lý ấy là cái đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình.”


Qua lời dạy trên muốn tìm ra chân lý là cái đạo lý chân thực của con người trong kiếp sống hiện hữu cần phải có một trí tuệ sáng suốt được phát xuất từ một tư tưởng thanh cao và tư tưởng thanh cao đó phải dựa trên cơ sở tâm bình, tánh tịnh. Nếu tâm không bình, tánh không tịnh thì khó có được tư tưởng thanh cao. Thanh là trong sạch tinh khiết không nhiễm ô triền phược bởi lục dục thất tình. Cao là vượt trên những nhận thức thường tình bởi lòng vị kỷ, tư thù, phân biệt ngã nhân thấp thỏi hẹp hòi. Muốn được thế phải có công phu tu luyện sao cho tâm bình, tánh tịnh. “Nếu ai mà biết chữ tu trì / Tâm bình tịnh được thì phát huệ”. Tâm của chúng sanh vốn yên lặng tròn đầy sáng suốt, nhưng vì các vọng niệm điên đảo lăng xăng không bao giờ dừng nghỉ như mặt nước luôn bị gió cuộn sóng xao cặn cáu đục ngầu. Muốn được tâm bình cần phải ngăn chặn gió trần lay động: Lợi, Suy, Hủy, Dự, Xưng, Cơ, Khổ, Lạc, là 8 ngọn gió trần cảnh (Bát phong). Không bị gió lay động thì tâm bình. Tâm bình như mặt nước ao hồ hết sóng, thì tánh tịnh như nước được lắng trong nhìn suốt được tận đáy; các cảnh vật hiện tiền khi đối chiếu với mặt nước trong kia sẽ hiện bày chân thực, không méo mó, không sai sót… Tánh thể yên lặng và trong sạch của nước như tư tưởng của con người được thanh cao, diệu dụng chiếu soi của nước như trí tuệ được hiển bày từ đó sẽ tìm ra sự thật là chân lý, là cái đạo lý thực tế của con người trong cõi thế gian và tự ý thức phận sự phải làm gì trong kiếp sống. Có 3 phận sự phải làm ở một con người có Chánh Tư duy:


1- Phận sự của mình đối với nhân loại. Nhân loại là nói chung loài người trong cõi thế gian trong đó có mình “Vì thế hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt”. Đây là tư tưởng thanh cao nhất của Thái tử Sĩ Đạt Ta tiêu biểu cho loài người trong cõi thế gian sau khi chứng kiến đồng loại đang oằn oại đau thương rên xiết bởi sanh, già, bệnh ,chết mà liên tưởng đến mình cũng đồng chung số phận, không thể an lòng hưởng thụ những hạnh phúc giả tạm riêng tư, từ bỏ tất cả những lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng… Những thứ mà ai ai cũng đang mong cầu hưởng thụ. Ngài đã tự đặt cho mình có một bổn phận thiêng liêng, cuối cùng Ngài đã tìm ra chân lý sống theo con đường chánh để ra khỏi những khổ đau triền phược mà nguồn gốc là tâm thức vô minh tăm tối của con người.


Bát chánh đạo là con đường phản vọng quy chơn có tám nẻo ra khỏi vòng mê si tăm tối - trong đó có tư tưởng tà vạy - cần phải cải tạo bằng những công phu thiền định và trí tuệ… Và sau khi đã chứng nghiệm được lẽ sống an lạc tự tại trong tâm thức vẫn chưa an lòng khi thấy đồng loại còn oằn oại đau thương, Ngài đã phát khởi tâm từ, tâm bi ,mà không vội vào Niết Bàn bất sanh bất diệt, đã lưu lại thế gian suốt 49 năm hoằng hóa.


Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đã làm theo gương hạnh của Ngài, “Theo đòi gương phẩm Thích Ca / Quyết đem tâm chí tầm ra đạo mầu” và sau khi tìm ra đạo mầu đó cũng “… chẳng ngồi yên nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen…” Vì Ngài đã từng phát thệ “Nếu thế gian còn chốn mê tân / Thì Ta chẳng yên vui Cực lạc...”


Nay tín đồ PGHH vâng theo lời Ngài chỉ giáo phải “… hiểu biết phận sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình” để “…Phát hiện những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành đạo của mình…”. Hầu hết đồng đạo chúng ta đều đã và đang thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp… để góp phần làm giảm bớt đau thương cho đồng bào nhân loại và luôn cố gắng tìm kiếm chân tánh của mình bằng các pháp tu để “… đánh đổ những tư tưởng xấu xa, đem thay vào những tư tưởng ôn hòa đạo đức” mà Chánh tư duy là một trong các pháp tu chân chánh ấy.


2- Bổn phận của mình đối với Trời Phật là “Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng thiêng liêng ban bố phước lành cho nhân chủng”. Đây là hạnh đạo thường xuyên tại gia của tín đồ PGHH “Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu”, nhưng cúng lạy nguyện cầu không phải chỉ mang tính tiêu cực thụ động cầu khấn thần quyền suông, mà còn là hành động thực tế thể hiện tính hướng quyết tâm thực hiện ý chí và phận sự cao cả của mình, vì tâm của chúng sanh là tâm vô thường khi quên, khi nhớ, đang tin hay đã tin chưa đủ, còn cần phải duy trì và phát triển đức tin ấy cho đến khi thực hiện được ý chí cao cả đó cho dù hoàn cảnh có đổi thay nhưng niềm tin son sắt không hề thay đổi. Nguyện cầu là tiêu chí để phấn đấu thực hiện, lễ bái là biểu hiện tính tuyệt đối tưởng tin thần phục, không ở ngoài, không ở trong xuyên suốt thời gian và không gian bất di bất dịch; một đời chưa xong, đời sau tiếp tục, cho dù có trải qua bao nhiêu a tăng kỳ kiếp cũng phải thực hiện cho bằng được ý chí cao cả của mình. “Tu cầu trăm họ hiền lương”, “Tu cầu Đức Phật Như Lai / Cứu dân qua khỏi nạn tai buổi nầy” và cầu cho mình: “ Tu cầu Phật hóa tánh tình / Lưới mê chẳng buộc nhẹ mình tiêu dao / Tu cầu cửa Phật đặng vào / Gót sen thong thả xiết bao thanh nhàn”.


3- Bổn phận của mình với mình: “Hãy tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc Đạo, an bần, xả thân tu tỉnh.” Trong phận sự một tín đồ tại gia cư sĩ, phương pháp hành đạo rất khiêm tốn bình thường, không dục tốc giải thoát cho riêng mình thoát khỏi vòng sanh tử khổ đau, luôn ý thức phận sự làm một con người trong kiếp sống “… ta luôn luôn phải nhớ đến công cuộc cứu vớt quần sanh thoát nơi khổ hải của Đức Thế Tôn, phải nhớ rằng sanh linh đang chìm đắm trong bể hồng trần, rằng ngày giờ nào còn có kẻ trong chúng sanh chịu khổ thì ta cũng phải khổ vì họ vậy…” . Thế nên, nghĩa giải thoát mà người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ý thức được không phải ngoài cõi thế gian, không phải là con đường u vi huyền bí nào và cũng không phải ở những hình tướng lập dị cầu kỳ xa lìa thế tục. Sống bình dị thông thường như mọi người đang sống, cũng ăn, mặc, nói, làm; duy chỉ cố gắng gìn giữ trong lòng một tâm hồn tỉnh giác. Pháp Bảo Đàn kinh có nói:


“Niệm trước mê là chúng sanh, niệm sau giác tức là Phật”. Đức Phật Thầy Tây An dạy cho hàng môn nhơn đệ tử: “Lọc lừa thì đặng nước trong / Ma, Phật trong lòng lựa phải tầm đâu”. Còn Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ rõ: “Làm gian ác là Quỷ là Ma / Làm chơn chánh là Tiên là Phật”.


Tâm tỉnh giác của con người ai cũng có, nhưng nó rất vô thường, nên nay muốn được hoàn toàn tỉnh giác, công phu tu tập cần yếu là chống mê ly nhiễm. Những thứ làm cho con người mê nhiễm như trên đã kể... lợi danh, quyền, tước, nghĩa vợ tình chồng”. Muốn đạt được nó trước mắt là tiền (có tiền mua Tiên cũng được) nên ai ai cũng mong muốn cho mình giàu có. Nhưng ranh giới giàu, nghèo chưa thể phân rành. Có 100 triệu là giàu ư? chưa chắc… vẫn còn nghèo hơn 500 hay 1 tỉ, rồi 1 tỉ cũng chưa chắc gọi là giàu… vì thế nên lòng ham muốn của con người luôn làm cho tư tưởng bất an, tâm không còn bình, tánh không còn tịnh được. Thế nên người tín đồ PGHH không phải xả phú cầu bần hay xả bần cầu phú, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, khả năng lao động thu nhập có được, lúc nào cũng an vui trong cái Đạo, làm hết việc lành dù gặp cảnh không may nghèo túng vẫn nhớ lời khuyên dạy từ mẫn của Đức Tôn Sư: “Chữ bần tiện khuyên dân đừng nại / Miễn cho ta trở lại ngay đàng / Chữ vinh hoa giờ chớ có màng /Bởi giả tạm của đời ngươn hạ”. Tuy nhiên không được phép lười biếng trong lao động, chống xa hoa phung phí, luôn khắc cốt ghi tâm điều Răn Cấm thứ nhì và thứ ba: “Ta chẳng nên lười biếng