Người hiền

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3302 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

- Ta có 3 điều gì?


Tăng Tử đáp:
- Một là Thầy thấy ai làm điều phải Thầy quên hết điều quấy của họ (Thầy dễ tính khoan dung). Hai là Thầy thấy ai làm điều phải Thầy vui như mình đã làm (lòng Thầy không ganh tỵ). Ba là điều gì khó Thầy cố gắng thực hành rồi mới nói (tánh Thầy rất chịu khó).


Các vị hiền triết đã ân cần khuyên nhủ chúng ta: “Dẹp ác nêu thiện là bực Thánh, thích thiện ghét ác là bực hiền, tách bạch thiện ác quá đáng là hạng người thường, điên đảo thiện ác để sướng miệng gièm pha là hạng tiểu nhân hiễm ác” (Chu Trang - Trang Công).


Đến với đạo Phật, được chứng bậc hiền phải lập thân tu và chứng đắc Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng.


Thập trụ là mười địa vị an trụ cái tâm (đây là phép tu tự lợi)


Thập hạnh là mười hạnh nết tự độ, độ tha (vừa làm ích cho mình vừa làm lợi cho người).


Thập hồi hướng là mười điều công đức đem hồi hướng làm lợi lạc cho chúng sanh.


Khai sáng Phật giáo Hoà Hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng ngôn từ của người Việt, quy nguyên Phật pháp, kết hợp tư tưởng “Khổng - Lão” đã tạo nên giáo lý “học Phật - tu Nhân” dạy tín đồ nếu “Muốn về cõi Phật” thì phải “Lập thân cõi trần”, được đa số tín chúng ngưỡng mộ và trì hành nghiêm cẩn. Phải biết tuân hành theo khuôn khổ (giữ giới, ăn chay, cúng lạy, làm lành, niệm Phật …), nhằm mục đích chuyển hoá con người, loại trừ cái xấu và phát huy điều tốt:


“Chữ tập đề nay đà mở cửa
Để đem vào khuôn khổ người hiền
Rán cực lòng một bước đầu tiên
Sau mới được làm nên Phật Thánh”


Còn cải sửa thân tâm, Ngài dạy trừ Tam nghiệp (thân, khẩu, ý) để biến những ý nghĩ, lời nói và hành vi xấu ác thành ngay thẳng tốt đẹp.


- Thân hiền không tạo tác những hành vi xâm phạm đến quyền lợi, mạng sống, hạnh phúc của chúng hữu tình (con người và sanh vật). Dẫu biết có thân người ta phải cật lực đấu tranh cùng mưa nắng để sinh tồn, nhưng Ngài dạy phải hành nghề chân chánh “Bỏ những sự bất chánh: lường cân tráo đấu, buôn lậu, đầu cơ, buôn rượu bán thuốc phiện. Làm những nghề lương thiện, không có lường gạt ai, bỏ những thói gian xảo”


“Xác trần tục như cây cạnh khến
Làm hiền hoài ắt phải tiêu mòn
Đẻo với bào riết nó cũng tròn
Đến chừng đó trông vào rất tốt”


- Khẩu hiền là miệng luôn nói những lời êm dịu, thanh bai, không trù rủa, không miệt thị, không nói dối, không nói hai chiều, gian xảo, mắng chưởi, cộc cằn gây nên cảnh trạng bất hòa.


Ngài đã ân cần khuyên nhủ:
“Lựa lời tiếng dịu dàng trong sạch
Khi thốt ra đoan chánh hiền từ
Tích thiện thì thường có phước dư
Bằng tích ác họa ương đeo đắm”


- Ý hiền là tâm dạ nghĩ điều tốt, không vì lòng hẹp hòi ích kỷ mà toan tính mưu sâu kế độc gây hấn với người. Phải lấy từ bi, khoan dung mà ngăn trừ tham, sân, si. Tác ý hiền hoà, nhân ái thì điều xấu, ác không xâm nhập:


“Việc hung ác hễ vừa thấp thoáng
Chữ từ bi ta diệt nó liền
Sự oán thù đáp lại chữ hiền
Thì thù oán tiêu tan mất hết”


Để trở thành người hiền và thành tựu được những đức tánh kể trên, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn khuyên tín đồ “Nhẫn năng xử thế thị nhơn hiền”. Bởi nhẫn nhục là giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tánh hung hăng cao ngạo (tự tôn của bản ngã); sống khiêm nhượng xử sự ôn hòa để thoát khỏi sức quyến rũ của thị dục, đẩy lùi ý niệm tham hơn để đi vào “Lối xưa thanh bình lặng / Nẻo cũ biến đi thôi / Hành nhơn chân qua đấy/ Chơn tâm chiếu rạng ngời ” 1. Đức Lão Tử bao lần nhắc nhở môn đệ “Phù nhi bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ vô hữu chi tranh” (Ta không tranh thì trong thiên hạ có ai tranh nổi với ta), còn Đức Huỳnh Giáo Chủ lại khuyên:


“Nhẫn hương lân cùng khắp đâu đâu
Trên cùng dưới đều hòa ý hỉ
Nhẫn phụ mẫu gọi trang hiền sĩ
Phận xướng tùy chồng vợ nhịn nhau …”


Ngài còn minh luận cho tín đồ hiểu sâu hơn về mười hai duyên sanh. Xuất phát từ sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc sáu trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) gây nên sự ham muốn khiến tâm người quay cuồng điên đảo theo ý niệm đấu tranh, giành giựt, “chấp hữu” để bị chi phối bởi luật thành, trụ, hoại, không. Đấy chính là nguyên nhân luân chuyển trong sáu nẻo luân hồi. Để thoát khỏi con đường hoạn họa, Ngài khuyên tín đồ “Chữ xúc pháp treo gương hiền Thánh / Tránh sáu đường mới được về thần”, nên luyện tập hạnh “Lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh” mà đạt đến:


“ Cư trần bất nhiễm là người Thánh
Lẫn tục đừng mê chứng bực Hiền”.


Qua mấy điều luận bàn trên, là tín đồ PGHH chúng ta phải hành y theo giáo điều của Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy. Không chỉ hành y để đạt quả vị ở tương lai “Hiền thần sách sử nêu ghi” mà hiện tại mỗi người đều thể hiện đức tính tốt đẹp, sống tha thứ, khoan dung, giúp đỡ lẫn nhau, hóa giải những đau thương thù hận cho nhân gian thêm nụ cười thiện cảm “Thái bình thạnh trị mến yêu khắn tình”.


Để trưởng dưỡng tình yêu nhân loại, chúng sinh - người tín đồ PGHH chúng ta, ngay bây giờ hãy phấn đấu trau sửa thân tâm thực sống với ý thức hoà bình, lương hiền, cùng đóng góp vào công cuộc xây dựng “Bốn biển hiệp một nhà”, cho hoa lành trái thiện tỏa ngát hương muôn thuở:


“Phật từ bi đặng chữ cao thanh

1

Bài kệ của Hương Nghiêm Thiền Sư

Người lương thiện hưởng muôn điều hạnh phúc”./.


K .T

Tạp chí hương sen số 25

Nguồn: phatgiaohoahao.org.vn