Pháp môn niệm Phật sự hành trì theo giáo lý PGHH

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 6171 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Theo lời Phật huyền ký trong kinh Đại Tập “Mạt pháp ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo, chỉ y niệm Phật pháp môn, đắc liễu sinh tử ” (Thời mạt pháp nhiều người tu hành, nhưng ít có người đắc đạo, chỉ y theo pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi). Ngày nay, pháp môn niệm Phật đã âm thầm ăn sâu vào tâm thức và trở thành cứu cánh của con người trong thời kỳ mạt pháp.


Nghĩa của 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô (S: namah, S, P: namo, namas): Kính lễ - Đảnh lễ: cúi đầu làm lễ. Chữ Nam mô có 6 nghĩa:


Quy y: Trở về nương tựa Phật, Bồ tát. Quy mạng: Quy gởi thân mạng của mình.
Cung kính: hết lòng chí thành cung kính.
Cứu ngã: mong được cứu độ ra khỏi.
Đảnh lễ: lòng thành kính lễ.
Độ ngã: ngưỡng mong tu tập được qua bờ giác ngộ.
Câu tụng tiếng Pali: “Namo tassa Bhagavato Arahato Samma Sambud – dhassa” có nghĩa là: Kính lễ Đức Thế Tôn, Ngài là bậc giải thoát, giác ngộ hoàn toàn.
A Di Đà (Phật)
S: Amitàbha – Buddha.
S: Amita – Buddha.
A Di Đà là một trong những vị Phật quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Ngài được tôn thờ trong các ngôi chùa Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ...


Phật A Di Đà là một vị Phật làm giáo chủ ở cõi Tây phương Cực lạc. Danh hiệu Ngài có ba nghĩa:


1/ Vô lượng quang (S:/ Amitàbha); ánh sáng vô lượng, biểu tượng cho trí tuệ viên mãn.


2/ Vô lượng thọ: (Amitàyus): thọ mạng Ngài lâu không thể kể, ám chỉ pháp thân. Đời sống vĩnh cửu, biểu tượng của đại định.


3/ Vô lượng công đức: Ngài biểu tượng cho từ bi và trí tuệ. Theo quan điểm Thiền Tông, Phật A Di Đà là chỉ cho tự tánh thanh tịnh sẵn có nơi mỗi chúng ta. Phật A Di Đà là tự tánh Di Đà, tâm thanh tịnh tự mình sẵn có, bất sanh bất diệt (vô lượng thọ). Phật ở nơi mình chứ không ở một nơi nào khác. Không còn vọng tưởng (nhất tâm bất loạn), tâm mình đã tịnh thì độ cũng tịnh, thấy được tịnh độ.


Với ý nghĩa danh hiệu như vậy, Phật A Di Đà tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và giải thoát hoàn toàn khổ đau.


- Namo Amitabhàya Buddhàya.


- Phật: S, P: Buddha. Chữ “Buddha”. Hán phiên âm là Phật, Việt phiên âm là Bụt. Danh từ Buddha là động từ budh mà ra. Budh có nghĩa là thức dậy, thức tỉnh, giác ngộ, hiểu biết, biết cái gì đang xảy ra một cách sâu xa. Bụt là người đã thấy, đã hiểu, đã tỉnh thức hoàn toàn. Phật không phải là tên riêng, mà là tên chung để gọi một cách tôn kính tất cả những bậc đã đạt tới sự giác ngộ cứu cánh không gì hơn nữa (vô thượng chánh biến giác tri). Phật là người giác ngộ, người tỉnh thức, người sáng suốt hoàn toàn, thấy được chân tướng vũ trụ và cuộc đời, vượt thoát hết mọi khổ đau. Hán gọi là giác giả, Giác có ba nghĩa:


1/ Tự giác: tự mình giác ngộ cho bản thân mình.

 

2/ Giác tha: giáo hóa cho người khác cũng đồng giác ngộ.


3/ Giác hạnh viên mãn: hai công hạnh tự giác và giác tha đều hoàn thành một cách đầy đủ. Phật là danh từ chung để tôn xưng những bậc giác ngộ có đầy đủ ba đức hạnh nầy. (Từ điển Danh từ Phật học)


A Di Đà Phật là một vị Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc; là hồng danh cho người tu pháp môn niệm Phật nhiếp tâm trì niệm để an trụ tâm trong chánh niệm, vừa là biểu tượng cho bản thể thanh tịnh. Một trong những vị Phật quan trọng của Phật giáo Đại thừa, Ngài được tôn thờ trong các ngôi chùa Tịnh độ tông tại Trung quốc, Việt Nam, Nhật Bản.


Yêu cầu của Pháp môn Tịnh độ gồm có chánh hạnh và trợ hạnh.


1- Chánh hạnh: là điều cốt lõi, quan trọng hàng đầu không thể thiếu của người tu pháp môn Tịnh độ: Niệm Phật bằng cả đức tin và nguyện lực. Tức hội đủ tư lương: tín, nguyện, hạnh và thực hành có phương pháp. Dựa vào giáo lý của Đức Thầy, ngoài tín - nguyện không thể thiếu, ta có thể áp dụng hành phương pháp niệm Phật (tu Tịnh độ) như sau:


1.1. Hình thức và thời khắc niệm Phật:


- Niệm sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật, đi đứng nằm ngồi liên tục (chớ quên) không đợi gì thời khắc. Và bất cứ nơi đâu, dầu đang ở ruộng đồng niệm cũng được.


- Sau khi cúng xong, ngồi bán già, thẳng lưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật (tức niệm có thời khắc). Nhiều ít tùy theo sức của mình.


1.2. Thực hành niệm Phật:


Niệm Phật không gõ mõ, chuông và phát thành tiếng, chỉ niệm thầm trong tâm. Đức Thầy đã dạy “lúc cầu nguyện và niệm Phật chỉ niệm trong tâm”…


- Niệm sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật liên tục: hành giả tập trung cao độ vào danh hiệu của Đức Phật A Di Đà, tâm không khởi vọng niệm, không duyên theo ngoại cảnh để chấp trước, đam mê. Trì niệm miên mật như thế mới nhổ tận gốc rễ phiền não, nhân đó tâm được định tĩnh sáng suốt, không lao theo những tư tưởng của bản ngã và lòng ích kỷ hẹp hòi. Đức Thầy đã dạy:


“Nam mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi đứng nằm ngồi rán niệm chớ quên không đợi gì thời khắc”.


- Niệm Phật, phải tưởng đến Phật, Đức Thầy đã dạy : “Niệm danh hiệu Phật để nhớ Phật”, hay “ Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa”.


- Niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật: Trong quá trình hành trì, hành giả chuyên tâm niệm niệm nhứt tâm bất loạn, tâm được thanh tịnh, trí tuệ sáng tỏ, đạt đến bản thể chơn tâm. Chơn tâm không sanh diệt, bình đẳng như như. Niệm Phật đến trình độ nầy mới rốt ráo, mới đi vào “Bản lai thanh tịnh” và đoạn dứt phiền não (thất tình lục dục). Đức Thầy xác định trong bài Chư Phật


Có Bốn Đại Đức: “Còn phương pháp niệm Phật là để trừ diệt cái vọng niệm của chúng sanh, vì trong tâm chúng sanh niệm niệm mê lầm chẳng dứt; vì cái vọng niệm về việc thế trần ấy mà không cho cõi lòng an lạc, phiền não ngăn che, chơn tâm mờ ám. Nên nay, hễ thành tâm niệm Phật thì nếu niệm một niệm Phật ắt lìa được một niệm chúng sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả niệm chúng sanh. Cho đến khi nhất tâm bất loạn, chừng ấy vọng niệm chúng sanh đã dứt thì lòng ham muốn và các tình dục còn đâu mà nảy sanh ra được?


Nên niệm Phật là niệm cái bản lai thanh tịnh của Phật cho lòng của mình nương theo đó mà được thanh tịnh và chẳng còn trược nhiễm trần ai”.


Ngài cũng cho biết:
“Phật Tây phương thiệt quá xa xăm

Phải tìm kiếm ở trong não trí”.


Vãng sanh bấy giờ chính là thể nhập chánh trí giác ngộ ngay từ tâm ta, người tu sẽ tin rằng niệm Phật không chỉ là pháp môn dựa vào tha lực của Phật và chư Bồ tát để được vãng sanh thế giới Cực Lạc mà còn đạt được tính viên giác tiềm ẩn trong tâm của chúng sinh.


2- Trợ hạnh:


2.1. Đền trả Tứ đại trọng ân: bốn ân lớn trong đời sống con người được Đức Phật nêu rõ trong kinh Bồ Tát Bổn Sanh Tâm Địa Quán. Trong giai đoạn Đức Phật Thầy Tây An khai sáng Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương (1849 – 1856), Ngài tuyên bố rằng: “Loài cầm thú còn hay biết hổ / Huống chi người nỡ bỏ Tứ ân”. Đến năm 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ nhấn mạnh và vận dụng học thuyết Tứ ân như một nhu cầu không thể thiếu của thời đại. Ngài quả quyết:


“Đến ngày biển cạn non mòn,
Tứ ân đã trả chẳng còn tội căn”.


Và:
“Dạy khuyên những kẻ ngổ ngang,
Biết câu lục tự gìn đàng tứ ân”.


Khi sinh ra và lớn lên, con người đương nhiên phải thọ nhận 4 ân lớn như vừa nêu trên. Ta nhờ cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ, mua bán tảo tần, nhịn ăn, nhịn mặc, chịu cơn đói rét để cho con mau chóng trưởng thành.


Đức Thầy giảng dạy: “Ta sinh ra cõi đời được có hình hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc”.


Ngoài công ơn Tổ tiên cha mẹ nuôi dưỡng, trong cuộc sống con người còn phải nhờ đến đất nước, quê hương. Những tấc đất ta hưởng, những ngọn rau ta ăn là nhờ công ơn của những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh xương máu chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ vùng trời, vùng biển đảo, đất liền của Tổ quốc. Và ngoài đồng bào ta ta còn thọ nhận sự trợ giúp của nhân loại nữa. Ta nhờ đến phương tiện khoa học kỹ thuật nên thành công những mặt hàng có giá trị công nghệ cao, nền văn minh cơ khí để giảm bớt sức lao động nặng nhọc của con người, công nghệ thông tin để thu ngắn thời gian giao dịch, phương tiện vận chuyển để thu ngắn thời lượng lộ trình, văn minh y khoa để đủ điều kiện cấp cứu hay trị liệu cho những căn bịnh hiểm nghèo, giảm bớt tối đa những ca tử vong ngoài ý muốn…


Nhờ Tổ tiên cha mẹ, đất nước, đồng bào và nhân loại. Đó là về phương diện vật chất. Về phương diện tinh thần con người phải nhờ đến Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt. Đức Phật đã truyền dạy những bài học đạo đức có giá trị trong đời sống con người, dạy người công dân phải có tinh thần yêu quê hương đất nước, phải hài hòa, cương trực, bỏ những điều thị phi xảo trá. Ăn ở hiền lương nhân ái, từ hòa khiêm tốn, khắc kỷ vị tha, không buông lung sa đọa, hư hèn. Cuộc sống phải lành mạnh, tương thân tương trợ, tạo môi trường xanh sạch đẹp từ ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần, xây dựng cuộc sống văn minh đạo đức.


2.2. Tu thập thiện: Kinh A Di Đà nêu rõ: “Bất đắc dĩ thiểu, thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc” (căn lành ít ỏi, phước đức sơ sài, nhân duyên thiếu thốn, sẽ không dễ gì sanh về Cực Lạc). Và Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng cân nhắc thật kỹ:


“Bá gia phải rán làm lành,
Niệm Phật cho rành đặng thấy Thần Tiên”,


Hay là:
“Nam mô miệng niệm lòng lành,
Bá gia phải rán biết rành đường tu”.

Dứt mê tâm dứt điều hờn ghét,
Rán cần chuyên niệm Phật làm lành,
Thường trau dồi chí hướng cao thanh,
Cho khỏi thẹn con lành Phật giáo.


Hành giả tu Tịnh độ cần buông xả hết những hành vi bất thiện của thân khẩu ý, nhiên hậu sự niệm Phật mới có kết quả. Người niệm Phật tuyệt đối không mê tín dị đoan, sát hại sinh mạng động vật để tế cúng Thần Thánh, cầu phúc, hay sát giết sinh vật để thỏa mãn dục tính, khoái lạc. Không cướp của giết người, trộm cắp vặt. Bất cứ đồ vật gì của người khác mà ta thiết lập kế hoạch chiếm lấy làm của sở hữu, đều đi ngược với tinh thần bình đẳng, đạo đức và công lý xã hội.


Tạo ra của cải sinh sống phải bằng nghề nghiệp tịnh tài, cơm ăn, áo mặc, nhà ở và các tiện nghi trong đời sống phải bằng sự lao động chân chính. Vợ chồng phải thủy chung, không chạy theo chủ nghĩa trụy lạc, hoang dâm vô đạo. Giao dịch, kinh doanh, trao đổi trong cuộc sống hằng ngày phải sử dụng cam ngôn mỹ từ,
phải nói năng chơn chất, tính khí cương trực, tôn trọng lẽ phải, công lý cộng đồng. Lời nói chơn thật, không đâm thọc cho người khác hiểu lầm gây gổ, không ỷ lại vào tiền bạc, quyền lực, ranh ma để hạ nhục người thất thế và thấp kém hơn mình, không bạo lực ngôn ngữ, lỗ mãng, tục tằn, chưởi rủa, trịch thượng.


Đức Thầy dạy:
“Lựa lời tiếng dịu dàng trong sạch,
Khi thốt ra đoan chánh hiền từ”


“Hãy tập lời nói mình cho chơn chánh đúng với sự thật, hãy bỏ hết những xảo ngôn tráo chác, những tiếng thô lỗ cọc cằn. Phàm những khi bàn luận việc chi phải nói tỏ tường ngay thẳng, đối với kẻ dưới, người trên lời nói mình phải cho hiền lương đức hạnh và những sự khuyên dạy chỉ bảo kẻ khác làm theo lẽ phải đều có ích lợi cho chúng sanh và đều hạp với tinh thần đạo đức”.


Cội nguồn của sinh tử là tham sân si, người tu cần chuyển hóa nó để tâm được thanh tịnh. Đức Thầy dạy rõ:


“Tham, Sân, Si chớ để trong lòng,
Phải giữ lòng cho được sạch trong.
Mới thoát khỏi trong vòng bịnh khổ”,


Lòng tham muốn quá độ, không phân tích lợi ích và tác hại của sự tham muốn không đúng điều kiện đạo đức, tất nhiên sẽ là mầm móng gây ra chiến tranh, khuynh đảo công lý trong cuộc sống loài người: “Chúng sanh tàn ác cũng là vì tham”. Đức Thầy phân tích tính xúc tác của lòng tham muốn khi được con người tu tập, chuyển hóa thay đổi từ ác đến thiện : “Ngày giờ nào loài người diệt được tánh tham muốn của mình, ngày giờ ấy chúng sanh bớt đi một phần lớn của sự khổ”.


Người niệm Phật cần chuyển hóa lòng tham muốn vị kỷ, thành lòng ham muốn vị tha. Ham muốn cho thế giới được hòa bình, đất nước ổn định, kinh tế phát triển, mọi người đều sống trong thế giới thanh bình an lạc và đạo đức. Đó là lòng ham muốn mang tính tích cực, được dựa trên ý niệm từ bi và trí tuệ. Tính khí nóng giận sẽ làm mất đi niềm hài hòa trong mối tương quan giữa con người và con người. Giận mất khôn, cơn tức giận có thể gây ra chết chóc, thương tật, tàn phế vĩnh viễn cho mình và người khác, bất hiếu với mẹ cha, anh em ly tán, gia đình mất hạnh phúc.


“Trong cơn giận kể gì nhân đạo,
Tỷ như con cọp dữ trên rừng.
Gặp thịt toan cấu xé tưng bừng,<