Suy nghĩ về luật nhân quả

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5827 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Hầu hết tín đồ đạo Phật ai cũng đều biết khái quát về luật nhân quả như “Gieo gió gặt bão”, “Làm hiền gặp lành”… Quy luật tự nhiên nầy luôn vận động trong thế giới hiện tượng, có cả cuộc sống của chúng ta, mặc dù ta biết hay không. Thế nên trên phương diện tu hành, trong việc làm ăn và nhiều thứ khác nữa, nếu ta biết dựa vào nó một cách tích cực chắc chắn sẽ mang lại lợi ích thiết thực.


A. VỀ PHƯƠNG DIỆN TU HÀNH:


Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết:


"Duyên lành rõ được Khùng Điên
Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần".


Tuy nhiên để được hưởng quả ngọt bền lâu, hiện tại ta còn phải tiếp tục tạo duyên và gieo nhân lành. Bởi theo luật nhân quả, trong thế giới hiện tượng mọi hiện hữu (là quả) đều có nguyên nhân sanh ra nó. Cái nguyên nhân chính gọi là nhân, sự bổ trợ là duyên (nguyên nhân phụ). Và chính nó (sự hiện hữu) cũng là nhân cho những hiện hữu khác, trong mối tương quan duyên sinh. Ví dụ bông lúa là quả nhưng nó cũng là nhân (giống) để gieo cho vụ sau, hoặc ta thu hoạch đem bán kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình… Nên ta phải thu hoạch (tạo duyên) tốt, nếu không giống sẽ không nẩy mầm hay ta bán không được giá!


Muốn có được cái nhìn chính xác về nhân - duyên và sự chắc chắn cho ra quả ngọt, ta phải học và hành đúng theo lời dạy của Đức Thầy.


- Việc tu sửa thân tâm:


Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã dạy tín đồ đừng ỷ lại vào kẻ mạnh, sự cứu vớt của Thần Thánh, sự bênh vực của Thầy mình, mà phải nhớ câu nhơn quả: “Nếu nhơn toàn thiện thì quả cũng sẽ do đó mà được toàn thiện vậy. Kẻ nào hành động ngông cuồng không suy xét cẩn thận để đến đỗi thất bại đem đến sự khó khăn, khổ não rồi trách cứ kẻ mạnh sao không cứu mình, Thầy sao không giúp mình, Trời Phật sao không độ mình, thì sự lầm lạc ấy rất đáng thương hại (Hành lễ). Do đó Đức Thầy dạy chúng ta tránh Tam nghiệp và chừa Thập ác (để khỏi nhận cái quả xấu về sau). Đây là bài học cốt lõi, một tiền đề quan trọng trên bước đường “học Phật tu Nhân” được Ngài ví dụ: “ Như muốn làm giàu phải tránh đừng cho thiếu nợ”. Ba nghiệp gồm có: Thân, Khẩu, Ý. Nó thường tạo thành mười điều ác: Sát sanh, đạo tặc, tà dâm; lưỡng thiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ; tham, sân, si. Đồng thời giáo lý cũng dạy: “Làm hết các việc từ thiện / Tránh tất cả điều độc ác / Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch”.


Ngoài việc niệm Phật theo pháp môn tịnh độ, giúp cho lòng mình được thanh tịnh, Đức Thầy còn dạy niệm Phật để gieo duyên lành:


“ Niệm Phật mà gây lấy thiện duyên
Cho đẹp mặt Tổ tiên nòi giống”.


- Việc làm phước:


Nhiều nơi trong Sấm giảng giáo lý, luôn khuyên tín đồ làm phước thiện:


“ Việc nhà quí bạn đã xong
Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền nhơn”.


“ Khuyên người hữu phước giàu sang
Mau mau làm phước làm doan cho rồi”.


“ Những người có của tiền dư
Hãy nên bố thí dành tư làm gì”.


Làm việc từ thiện, tạo nhân lành để trả nợ thế, hưởng quả tố như cất nhà tình nghĩa, tình thương, sửa đường, xây cầu, hùn tiền mua xe chuyển bệnh, thành lập tổ thuốc Nam, nấu cơm cháo miễn phí ở bệnh viện…


- Đối xử trong gia đình và người thân:


Như chúng ta đã biết, sự có mặt của ta trong kiếp nầy là do nhân duyên tiền kiếp. Do vậy hiện là cha mẹ, vợ con là chúng ta cũng đã có gieo nhân duyên với nhau rồi, nên ta phải làm thế nào để cư xử cho hợp lẽ… Ông bà xưa thường nói: “Mình nuôi cha mẹ như thế nào con mình sẽ nuôi mình như thế nấy”. Đó là lời khuyên đúng theo luật nhân quả mà chúng ta cũng đã thường thấy diễn ra trước mắt! Hơn nữa việc hiếu thảo với ông bà cha mẹ là hạnh đầu tiên của người tu.


Thế nên con cháu phải lo cho ông bà cha mẹ được no đủ, không đói rách, bệnh tật:


“Nếu ai biết chữ tu trì
Cha mẹ còn sống vậy thì cho ăn
Không làm để ở lung lăng
Chưởi cha mắng mẹ lăng xăng thiếu gì”


Đức Thầy còn phê phán hành vi của những người con bất hiếu:


“ Nào chưởi cha mắng mẹ lăng xăng
Chẳng kể đến luân thường thảo hiếu”.


Nếu vợ chồng lỡ gặp cảnh nghịch duyên: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay có những đứa con ngỗ nghịch nói không nghe, thì ta cũng phải biết đó là luật nhân quả nên cần bình tĩnh để tìm cách vượt qua một cách tích cực theo con đường đạo đức mà Đức Thầy đã dạy:


“Tu là sửa trọn ân tình
Tào khang chồng vợ bố kình đừng phai”.


“Phận xướng tùy chồng vợ nhịn nhau

“Đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác”.


Đối với con cháu:


“ Lựa lời tiếng dịu dàng trong sạch
Khi thốt ra đoan chánh hiền từ.


Và:


“Lỗi lầm chớ có hùng hào
Đừng chưởi đừng rủa, đừng cào đừng bươi
Đem lời hiền đức tốt tươi
Đặng mà giáo hóa vàng mười chẳng hơn
Cũng đừng gây gổ giận hờn
Cho con bắt chước sạ duơn mới là.”


- Với chòm xóm:


Đức Thầy khuyên ta phải đối xử thật thà, đừng cho mích lòng, nhường nhịn cô bác, và những người tuổi tác cao, tạo sự đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khốn khó…


“Xóm diềng phải ở thật thà
Dầu không quen biết cũng là như quen
Ở cho cha mẹ ngợi khen
Gặp người lâm nạn đua chen giúp giùm”…


- Với đồng bào và nhân loại:


Nếu xét từ tổng thể thì hiện chúng ta có cùng chung một đoàn thể, đất nước hay cùng kiếp người trên cõi ta bà nầy là tiền kiếp chúng ta đã có sự cộng nghiệp; trong cộng nghiệp ấy ta lại có biệt nghiệp. Cho nên quá trình hình thành nhân quả cũng diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên nó cũng không ngoài quy luật “nhơn toàn thiện thì quả cũng sẽ do đó mà được toàn thiện”. Cho nên đối với đồng bào Đức Thầy dạy ta phải giúp đỡ họ, xem đó là việc làm trả ơn. Đối với nhân loại Ngài dạy, ta không nên vì mình hay đồng bào mình gây ra tai hại cho họ, “hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỉ xả và tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn”.


Thiết nghĩ, trong một đất nước hay thế giới mà mọi người đều đối xử với nhau như thế thì làm sao không có hòa bình hạnh phúc!


Tựu trung, trên bước đường tu học ta phải vừa tạo nhân duyên lành, vừa trả ơn , trả quả một cách tích cực.


Tuy nhiên vì từ nhân đến quả có yếu tố duyên (nhân phụ) xen vào nên cùng một nhân nhưng đôi khi cho quả khác nhau. Nhân tốt nhưng gặp duyên xấu thì quả cũng không thể thuần tốt được, có khi bị trở thành xấu!Ví như giống xoài ngọt nhưng đất xấu, gặp thời tiết mưa gió không thuận lợi, ta bón phân không đúng thì có thể quả giảm đi vị ngọt, có khi bị chua! Trái lại nếu nhân xấu mà gặp nhiều duyên lành thì quả cũng giảm đi tính xấu hoặc trở nên tốt được . Ví như một nắm muối bỏ vào bồn nước thì vị mặn không đáng kể. Nói chung, do yếu tố tâm lý, hành vi tích cực và tuệ giác can thiệp mạnh vào quá trình tạo quả, tính chất quả có thể khác với nhân. Kinh Tứ thập nhị chương có ghi: “… Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành, thì tội tự tiêu diệt; như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm” ( Chương thứ năm). Đức Thầy đã dạy:


“Rủi ốm đau bởi tại căn tiền
Hoặc hiện kiếp làm điều bạo ác
Phải ăn năn phước điền tạo tác
Lo thuốc thang khẩn vái Phật Trời
Nguyện sửa lòng ắt Phật giúp đời
Xuống phước rộng từ bi hỷ xả”…


Song, người hiểu rõ luật nhân quả cần cẩn trọng khi gieo nhân, vì nếu lỡ gieo nhân xấu mà muốn sửa đổi quả là điều vô cùng khó khăn! Phải có nội lực mạnh và tha lực cực lớn mới có thể chuyển được, như lời của Đức Thầy dạy vừa nêu trên; hoặc như kinh sách nhà Phật ghi lại, muốn cứu mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ Mục Kiền Liên phải nghe lời Phật nhân ngày Tự tứ làm lễ cúng dường đại chúng thánh tăng, trong số có những vị đã đắc tứ quả A La Hán, Bồ Tát…và cũng chính nhờ nương vào sức oai thần của các vị mà mẹ Ngài mới thoát khổ ngạ quỷ! (1). Hoặc nếu đã gieo nhân tốt mà không biết tạo thêm duyên tốt và thừa hưởng hợp lý để chúng vuột khỏi tầm tay thì thật là uổng!


Cũng có một số trường hợp mới nghe, thấy qua ta tưởng như không có luật nhân quả, như người làm ác lại gặp điều lành, người làm lành lại gặp điều ác. Việc nầy trong kinh Trung bộ (quyển 3) phần Đại nghiệp phân biệt có cho biết: “Làm ác sinh cõi lành là do một nghiệp rất lành từ lâu xa về trước đến thời có kết quả, hoặc do một chính kiến khởi lên trước khi chết, còn làm lành tái sinh cõi dữ là do một ác nghiệp từ rất lâu về trước nay đến thời gặt quả báo, hoặc do lúc
gần chết khởi lên một tà kiến…” (2).


Tất nhiên cái nhân của ta tạo hiện không mất, nó sẽ có kết quả sau đó! Do vậy chúng ta đừng hoang mang khi thấy mình làm tốt mà lại gặp nhiều việc xấu đưa đến, đó chẳng qua là ta phải trả quả trước mà thôi! Đức Thầy đã khuyên dạy:


“Lúc trồng rẫy rủi nhiều sâu bọ

Rồi ngẩn ngơ bỏ giống hay sao?
Nấu lọc rành mới biết vàng thau
Ai thật tánh ai người giả đạo”


“Xác trần tục như cây cạnh khến
Làm hiền hoài ắt phải tiêu mòn
Đẽo với bào riết nó cũng tròn
Đến chừng đó trông vào rất tốt”.


Đó là một số trong những bài học luôn được tín đồ PGHH áp dụng để tự kiểm soát bản thân, nhà Phật gọi là Tăng thượng duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên.


Sau đây chúng ta thử xét luật nhân quả qua việc làm ăn:


B. TRONG VIỆC LÀM ĂN


- Sản xuất nông nghiệp:


Từ xưa nhà nông thường quan niệm: "Nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Cách làm ăn nầy đã lâu đời không mang lại hiệu quả cao. Ngày nay các nhà khoa học sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thành công đã khuyên nông dân xem yếu tố giống quan trọng hàng đầu, đã được các nhà nông đồng tình áp dụng.


Và trước khi xuống giống phải làm đất sạch cỏ, bằng phẳng, đủ độ ẩm; trong quá trình chăm sóc giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ thiên địch, bón phân cân đối… Nếu nói theo đạo Phật đây là quá trình của duyên tốt.


Hạt giống tốt, duyên tốt thì sẽ cho ra quả tốt, đó là quy luật tự nhiên.


Khi quả được tốt rồi, tức nó trở thành nhân kế tiếp, nhưng nếu ta thu hoạch cẩu thả, không đúng phương pháp (như thu hoạch lúa không đúng lúc, không phơi sấy kịp thời để hạt lúa ẩm lâu) thì nó cũng bị thất thoát, tức duyên không tốt thì kết quả cũng sẽ bị giảm đi!.


Hoặc khi thu hoạch được trúng mùa, lợi nhuận khá nhưng ta dùng nó không đúng cách như mãi lo ăn chơi, cờ bạc, suốt ngày rượu chè… thì chắc chắn của ấy cũng chẳng mấy chốc không cánh mà bay. Trái lại, nếu ta luôn tích cực lo làm ăn, vun trồng cội phúc, bố thí, làm việc từ thiện… thì quả ấy chẳng những ta giữ được bền lâu mà nó còn tạo nhân lành cho thêm quả ngọt về sau nữa…


Song, dầu giống thuần trong quá trình canh tác cũng phải có một ít bị lai (đốc) như lúa von, lúa cỏ, nên đòi hỏi ta phải thường xuyên kiểm soát để trừ lẫn, như xử lý bằng thuốc hóa học, dùng sức lao động nhổ sạch lúa tạp khi mới phát hiện ở mật độ thấp... Tức luôn tạo duyên tích cực (Tăng thượng duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên).


Ngày nay các nhà khoa học đã có kỹ thuật sản xuất giống nguyên chủng, giống xác nhận, lai tạo, cấy ghép nhiều loại cây, con để cho ra quả tốt . Những tác động duyên tích cực ấy góp phần làm cho cuộc sống các loài trở nên tốt và đa dạng hơn! Nhưng cũng cần phải có đủ điều kiện, như cùng chủng loài, cây con phải khỏe, sự chăm sóc tốt của kỹ thuật gia…


- Việc kinh doanh:


Muốn hàng hóa ta làm ra bán chạy thì điều quan trọng không thể thiếu đó là chất lượng và uy tín. Chất lượng nguyên liệu, uy tín là nhân. Thí dụ cái bàn, cái tủ điều quan trọng trước hết