Đức Thái Thượng Đạo Tổ xưa và nay

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 12852 | Cật nhập lần cuối: 3/12/2017 8:40:16 AM | RSS

Nhân dịp lễ Khánh Đản của Đức Thái Thượng Đạo Tổ (Rằm tháng Hai), BBT NCTG xin giới thiệu với quý bạn đọc bài viết của tác giả Huệ Khải về Đạo Tổ theo cái nhìn của một người Cao Đài.

* * *

Với tinh thần Tam giáo đồng nguyên, với tiêu ngữ Tam giáo quy nguyên, ngay từ khi vừa mở Đạo, tôn giáo Cao Đài đã đưa dân tộc Việt Nam trở lại với giá trị truyền thống của Tam giáo.

Năm 1926, Phổ Cáo Chúng Sanh là ấn phẩm đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được phổ biến khắp Nam Kỳ rồi truyền ra các nơi khác.

Trên bìa quyển Phổ Cáo Chúng Sanh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (14 trang 18x24cm) là hình Tam giáo Đạo Tổ.

Trên Thiên Bàn của đạo Cao Đài cũng thờ Tam giáo Đạo Tổ, trong đó có Đức Thái Thượng Đạo Tổ và người đạo Cao Đài tin rằng Đức Đạo Tổ cũng là Đức Lão Tử.

Tiểu sử Đức Lão Tử rất mơ hồ, thường chứa nhiều huyền thoại. Tư Mã Thiên (145-90?) trước Công nguyên -TCN) là sử gia Trung quốc danh tiếng sống vào đời Hán. Ông cho rằng Đức Lão Tử chào đời ở thôn Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, (Khổ: đắng, cực khổ) nước Sở (hiện nay là Lộc Ấp, thuộc tỉnh Hà Nam).

Giáo sĩ Dòng tên Henri Doré (1859-1931) là một nhà Trung Quốc học danh tiếng. Theo ông, Đức Lão Tử sinh năm 584 TCN.

Theo kinh nhật tụng Cao Đài, Ngài giáng sinh vào ngày Rằm tháng Hai: Nhị ngoạt thập ngủ, phân tánh giáng sanh.

Theo truyền thuyết, khi sanh ra tóc Ngài đã bạc trắng, vì đã nằm trong bụng mẹ 80-85 năm. Do đó, hai chữ Lão Tử có nghĩa là "đứa trẻ già", và sau này còn được hiểu là "ông Thầy già".

Truyền thuyết cũng nói lúc bà mẹ ra sân, đang vin cây mận thì sinh ra Ngài , Đức Lão Tử vừa sinh ra đã biết nói , liền chỉ tay vào cây mận bảo rằng : " Đây là Họ của ta ", chữ Hán gọi cây mận là lý , vì thế họ của Ngài là Lý.

Tuy nhiên, theo đạo Cao Đài hay Đạo Tổ không có bà mẹ trần gian, vì Ngài do khí Tiên Thiên hóa ra.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ xưa và nayKinh nhật tụng Cao Đài có câu: Tiên thiên khí hóa Thái Thượng Đạo Quân.

Sử sách chép rằng: Ngài có tai dải rất tốt, do đó họ tên của Ngài là Lý Nhĩ (Nhĩ: tai). Thụy của Ngài là Lão Đam. (Đam: tai bẹt, không có vành) ở núi Mao Sơn , thuộc thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, người ta dựng một pho tượng Lão Tử khổng lồ, với cái tai rất khác thường.

Ngài còn có tự là Bá Dương. Đức Lão Tử được xem tổ sư của Đạo giáo, nên cũng là Đạo Tổ. ngự ở cung Đẩu Suất.

Ngài cũng được gọi là Lão Đam, Lão Quân, Lý Lão Quân, Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Đạo Quân.

Thái Thượng: Rất cao, cao tột, cũng là từ để chỉ Thượng Đế. Lão Quân: vị vua già. Trong Thánh giáo Cao Đài, Thương Đế cũng xưng mình là Già, Trời già.

Đạo quân: vị chủ tể làm chủ Đạo, tức cũng là Thượng Đế. Đường Cao Tông tên thật là Lý Trị, làm vua Trung quốc (650-683). Ông tự nhận rằng Lý Lão Quân là Tổ Tiên của mình, đặt tên thụy cho Đức Lão Tử là: Huyền Nguyên Hoàng Đế.

Tư Mả Thiên cho rằng: Đức Lão Tử có vợ, có con. Con trai Ngài tên là Tông làm tướng nước Ngụy. Tư Mã Thiên kể rõ họ tên con cháu Đức Lão Tử suốt 11 đời.

Sách xưa chép rằng: Đức Lão Tử từng làm quan coi thư viện của triều đình nhà Chu tại thành Lạc Dương. Thành này ngày nay ở phía Tây Tỉnh Hà Nam.

Thế rồi, Đức Lão Tử rời thành Lạc Dương đi về phía Tây, Ngài cởi trâu qua nước Tần.

Trước khi vượt biên giới Ngài đến Ải Hàm Cốc, quan giử Ải là Doãn Hỷ nhờ xem thiên văn, thấy từ phương Đông có làn khí màu tím bay tới Ãi Hàm Cốc, nên đoán sắp có Thánh nhân xuất hiện , bèn đón Ngài và cung kính mời đón Ngài nán lại dạy Đạo. Do đó, Đức Lão Tử viết bộ Đạo Đức Kinh (hai quyển, năm ngàn chữ) Kinh nhật tụng Cao Đài có câu: Tử khí Đông lai, quãng truyền Đạo đức.

Truyền kinh cho quan Doãn Hỷ xong, Đức Lão Tử đi vào sa mạc Gobi. Theo Giáo sỉ Dòng tên Henri Doré, đó là năm 500 TCN.

Gobi là sa mạc mênh mông, nằm ở biên giới Trung quốc và phủ luôn một phần phía Nam Mông Cổ. Người Mông Cổ gọi nó là Gobi. Người Trung quốc gọi nó là Qua Bích. Trên sa mạc nầy gió lớn luôn thổi mạnh làm các đụn cát thường xuyên thay đổi vị trí. Người Trung quốc gọi là lưu sa (cát di chuyển). Kinh nhật tụng Cao Đài nhắc tích Đức Lão Tử đi vào sa mạc Gobi như sau : Lưu sa Tây độ.

Tư Mã Thiên cho rằng: Sau khi Đức Lão Tử rời khỏi Ãi Hàm Cốc. không một ai biết hành tung Ngài ra sao nữa. Theo kinh nhật tụng Cao Đài, sau khi vào sa mạc Gobi Ngài còn nhiều kiếp giáng trần khác nhau chẳng hạn : Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.

Tất Viên là Đức Trang Tử (365-290 TCN) nay còn để đời Bộ Nam Hoa Kinh. Phương Sóc tức là Đông Phương Sóc (154-93 TCN) một hiền giả Trung quốc đời Tây Hán.

Kinh nhật tụng Cao Đài khi xưng tán Đức Thái Thượng có câu: Đạo cao nhứt khí, diệu hóa tam thanh . Tam Thanh là Thượng Đế, ba ngôi của Đạo Lão, gồm có:

- Nguyên thủy Thiên Tôn hay Thiên Bảo Quân , hay Ngọc Hoàng , ở cung Ngọc Thanh.

- Linh Bão Thiên Tôn ,hay Linh Bão Quân , ở cung Thượng Thanh.

- Thần bảo Thiên Tôn hay Lý Lão Quân , hay Lão Tử , ở cung Thái Thanh.

Đạo Lão thờ chung cả ba vị, gọi là Đạo giáo Tam Thanh. Trong Cao Đài, Tam Thanh ấy thể hiện qua ba phái: Ngọc (màu đỏ), Thượng (màu xanh biển), Thái (màu vàng).

ĐỨC THÁI THƯỢNG TRONG THÁNH GIÁO CAO ĐÀI

Cố Đạo Trưởng Chí Thuần (CQPTGL) có chép một bài thơ do cơ bút Cao Đài tiếp điển ( nhưng Đạo Trưởng không ghi rõ xuất xứ). Bài thơ nầy cho biết Đức Thái Thượng Lão Quân là Đức Lão Tử qua phần khoán thủ : TIÊN THIÊN KHÍ HÓA THÁI THƯỢNG ĐẠO QUÂN và phần khoán tâm NGÃ DANH LÃO TỬ GIÁO CHỦ ĐẠO TIÊN ( Tên Ta là Lão Tử làm Giáo chủ Đạo Tiên Bài thơ như sau:

TIÊN tri NGÃ giáng lập Long Hoa,

THIÊN đạo DANH lưu vạn quốc hòa.

KHÍ mãn LÃO đồng vô ẩm thực,

THÁI hoàng GIÁO huấn đời an lạc,

THƯỢNG trí CHỦ tâm mối đạo nhà.

ĐẠO chánh, ĐẠO Trời quy bá đạo,

QUÂN ban TIÊN tịch hội Kỳ Ba.

Khi mới mở Đạo (1926) Thánh giáo Cao Đài cho biết Đức Thái Thượng cũng là Đức Cao Đài......Thái Thượng Nguyên Thủy Thị Ngã, kim viết Cao Đài.

Đạo CAO ĐÀI hằng năm thiết đại lễ vào ngày Rằm tháng Hai âm lịch để kỷ niệm khánh đản của Ngài. Tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, giờ Tý ngày 15.02. Quý Sửu (18.3.1973), Đức Thái Thượng giáng cơ ban cho bài thơ xưng danh khoán thủ:

THÁI hòa vạn tượng chiếu Nam giao,

THƯỢNG đức trì tu phóng nghiệt bào.

ĐẠO thị hư vô nhi vạn hữu,

TỔ truyền tâm pháp giải trần lao.

Đại ý bài thơ: Khí thái hòa chiếu sáng đất Việt tạo nên vô số hình tướng đẹp. Ngụ ý, do dân Việt biết tu hành, Người hòa cùng Trời và Đất, tạo thành bầu điển lành chiếu sáng rực rỡ (tuy nhiên mắt thường không thấy).

Bậc thượng đức tu hành không lơi lỏng để cở bỏ chiếc áo oan nghiệt. Ngụ ý, do nhiều kiếp luân hồi, nợ nần vay mượn, mỗi mảnh đời hiện nay đang chịu nhiều ràng buộc giống như khoác vào thân chiếc áo oan khiên nghiệt chướng. Bậc đức cao siêng tu giải trừ nghiệp chướng, tức là đang lo cởi bỏ cái áo ấy.

Đạo vốn là hư vô nhưng luôn có trong vạn vật hữu hình. Ngụ ý rằng: Đạo vô hình, mắt trần không nhìn thấy nhưng không chỗ nào, không điều gì không tàng ẩn Đạo.

Đức Đạo Tổ truyền dạy tâm pháp (phép tịnh luyện, phép ngồi thiền) để các đệ tử thoát khỏi kiếp lao tù trần thế. Ngụ ý, trần gian là ngục tù giam hãm kiếp người, nhờ hành thiền mà con người sẽ được giải thoát.

Đức Thái Thượng nhắc nhở người Đạo Cao Đài muốn gaải thoát phải lo tu đại thừa, bước vào con đường thiền, tịnh luyện, tức là công phu hay tâm pháp Ngài dạy:

Hỡi hành giả muốn thông lý Đạo,

Nghe lời Ta dặn bảo trì tu ,

Kiếp người dày dạn công phu ,

Mà không thoát khỏi ngục tù nầy ư?

Qua đó, Ngài nhắc nhở môn đồ hãy tin tưỡng vào phép tu thiền có thưa năng lực huyền diệu để giải thoát cho con người. Nếu người chưa được giải thoát, chẳng qua vì chưa công phu thật sự đủ đầy, đúng mức.

Huệ Khải

Trích SỐNG ĐẠO Xuân Kỷ Sửu , 2009, tr. 17-19.

Nguồn: caodaivn.com