Tìm hiểu Đạo giáo (12)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3626 | Cật nhập lần cuối: 6/10/2016 10:12:59 AM | RSS

(tiếp theo)

Ngoại trừ quẻ và thái cực, một số biểu tượng truyền thống thông thường là gì?

Truyền thuyết cổ xưa liên kết các đặc điểm cơ bản của vũ trụ quan Trung Hoa với những biểu tượng riêng biệt. Toàn bộ khởi từ “Bạch Tổ”, Pan Gu. Khi thi hành nhiệm vụ áp đặt trật tự trên tình trạng hỗn mang ban sơ, Pan Gu thu nhận sự trợ giúp của năm trợ lý trong vũ trụ: Lam Long, Bạch Hổ, Phương hoàng, Quy và Lân. Phan Gu cắt đặt bốn phần vũ trụ cho bốn trợ lý đầu. Lam Long cai quản phương Đông, liên kết với mùa Xuân, đời sống mới, tính nhân hậu và sự bảo vệ. Bạch Hổ thống lĩnh phương Tâu thuộc mùa thu, biểu tượng của sự trưởng thành và cuộc sống tốt đẹp, tất cả được trở thành hiện thực nhờ cai quản tốt và lòng can đảm. Phượng hoàng, loài thượng cầm thuộc mặc trời điều khiển phương Nam thuộc mùa hạ ấm áp dễ chịu và nguồn vui phát xuất ở một thế giới an bình. Có mu cứng và bất khuất, Rùa trẻ mãi không già hướng về phương Bắc thuộc mùa đông giá rét, khắc nghiệt. Đi lang thang giữa tất cả, Kỳ Lân hiếm hoi và tinh tế được ủy nhiệm xuất hiện bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào lòng nhân hậu và công bình ngự trị trên trái đất. Chẳng ngạc nhiên gì khi cả trăm hữu thể kỳ diệu này vẫn thu hút trí tưởng tượng bình dân và vẫn là những yếu tố cần thiết của vốn liếng biểu tượng tôn giáo. Một số món đồ liên quan chút ít với Đạo giáo được gọi là “Bát Biểu Đạo giáo.” (Eight Daoist Emblems). Mỗi cái tượng trưng cho một trong Bát Tiên, một nhóm người đã trở nên bất tử bằng nhiều cách khác nhau. Họ thường xuất hiện trên những mẫu ren trang trí ở mọi loại đồ vật. Các biểu tượng đó có thể là chiếc quạt, thanh gươm, trái bầu, cái sanh, lẵng hoa, cái mõ, ống tiêu, và bong sen.

Tìm hiểu Đạo giáo (12)Ý nghĩa biểu tượng về số, màu sắc hoặc thiên nhiên có quan trọng trong truyền thống Đạo giáo và TTCĐTH không?

Từ lâu, sự tính toán theo chiêm tinh học và hình tượng vũ trụ luận đã là một phần thiết yếu của các quan điểm tôn giáo Trung Hoa. Hàng trăm yếu tố biểu tượng tạo nên hệ thống lớn các tương hợp này. Những con vật Hoàng Đạo liên quan với mười hai tháng. Mỗi phần trong bốn phần tư của vũ trụ có bảy chum sao và liên quan với các tam hào đồ riêng, tất cả đều liên quan với những khía cạnh cá biệt của vận may hay xui. Mỗi thứ trong những nguyên tố này còn phối hợp với một trong năm màu biểu trưng (đen, trắng, đỏ, xanh, vàng) và các nguyên tố (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và các cơ quan của cơ thể con người. Đây là vài ví dụ về ý nghĩa biểu tượng động vật phổ biến. Con quạ, có lẽ hơi ngạc nhiên, là biểu tượng của mặt trời. Con sếu, hướng dẫn viên của các vị Tiên, có nghĩa là cuộc sống thọ, bồ câu và thỏ cũng thế. Cá là những nhắc nhớ sự tái sinh và trù phú. Liên quan với việc canh tác mới, bò có nghĩa là mùa xuân và sinh khí. Chú vẹt lẻm mép mắt sáng quắc tượng trưng cho sự chung thủy trong hôn nhân. Hoa trái và cây cối hầu như luôn vang vọng âm biểu tượng nào đó. Hoa mẫu đơn mùa xuân có nghĩa là sự dịu dàng và nữ sắc, hoa nhài cũng vậy. Cây mận là mùa đông và gợi nhớ Lão Tử, người đã đản sinh dưới gốc cây mận. Cây trúc báo hiệu sự chịu đựng, cây cam báo hiệu lòng nhân từ. Liệt kê ra hết chắc phải mất vài pho sách. Dĩ nhiên, không phải mọi người đều nghĩ tới ý nghĩa biểu tượng đặc biệt khi xem bất cứ mẫu nào trong hàng trăm mẫu trang trí, nhưng phần lớn người Trung Hoa lớn lên giữa sữ vây bọc bởi vô vàn liên quan mang tính biểu tượng thuộc loại này.

Tín đồ Đạo giáo và những người sống theo TTCĐTH có sử dụng di hài không?

Các truyền thống tôn giáo Trung Hoa vốn có lòng tôn kính tổ tiên, người dân Trung Hoa rất coi trọng di hài. Tuy nhiên, sự thể có khi không hẳn chỉ có vậy. Người ta tôn kính người quá cố nhưng hiếm khi gán cho di hài phàm nhân hoặc những vật dụng cá nhân loại sức mạnh nhiệm mầu như trong các truyền thống khác như Phật giáo và Kitô giáo.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.420-422.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)