Tìm hiểu Đạo giáo (13)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 4242 | Cật nhập lần cuối: 6/13/2016 3:28:13 PM | RSS

(tiếp theo)

Thành viên, cộng đồng, tính đa dạng

Ngày nay tín đồ đạo giáo sinh sống tại đâu? Có con số ước tính nào không? Còn về TTCĐTH thì sao?

Cho mãi tới gần đây, Đạo giáo đã là một hiện tượng hầu như thuộc riêng Trung Hoa. Phật giáo có lợi điểm là một truyền thống mang tính quốc tế và do đó ít ra cũng mang tính chính trị hữu hạn. Thêm vào đó, Phật giáo chính thức được xem là một “tôn giáo” trong khi đó Đạo giáo được định nghĩa chỉ là một sự mê tín. Sau giai đoạn suy vi vừa qua, giờ đây đang phát triển trở lại. Các tu viện hoạt động lại, và theo số liệu năm 1995, đền của Đạo giáo đã lên tới trên 600, con số tăng ni tăng gấp khoảng mười lần. Trường phái Thiên Sư và trường phái Chân Tông (Chuan Zhen) là những tổ chức Đạo giáo linh hoạt nhất hiện nay. Hàng trăm đền đài đang hoạt động tại Hồng Kông và Đài Loan, nhiều tổ chức thuộc về TTCĐTH hơn là thuộc riêng các nhóm Đạo giáo. Ở một nơi nào khác tại châu Á, bất cứ nơi đâu có đông người Hoa, như Malaysia và Singapore, Đạo giáo và TTCĐTH đều phát triển, con số thành viên có thể lên tới vài trăm triệu.

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Trường phái Thiên sư của Đạo giáo là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Trường phái Thiên sư Đạo giáo (Thiên Sư Đạo [Tian Shi Dao], cũng được gọi là Chính nhất đạo [Zheng Yi], nổi bật như biểu hiện thể chế nguyên thủy của Đạo giáo và như một trong vài nỗ lực ban đầu cố thiết lập các cộng đồng theo chế độ thần quyền. Được thành lập bởi Trương Đạo Lăng (34-156 Công nguyên) vào khoảng năm 142, ban đầu trường phái chú trọng tới việc chữa bệnh thể lý, chỉnh trang đạo đức và tinh thần thông qua nghi thức thú tội và thần chú. Các nghi lễ thường lệ gồm việc tụng Đạo Đức Kinh và các bữa ăn chung, cùng với các nghi lễ đặc biệt ba lần hàng năm để tỏ lòng biết ơn ba vị quan trời (celestial bureaucracies) trông nom trời, đất và nước. Hai trường phái phụ quan trọng nhất là trường phái bắc và nam đã phát triển hơn kém độc lập nhưng rồi hợp nhất lại vào khoảng thế kỷ XIV.

Trường phái Toàn Chân Đạo giáo là gì?

Được Vương Triết hay Vương Trùng Dương (khoảng 1123-1170) thành lập, trường phái Toàn Chân nằm trong số các phái quan trọng nhất của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, Vương Triết đã nhận được những thiên khải mới từ một trong Tám Vị Tiên, Lã Đông Bình (Lu Dong Bin). Trì giới khổ hạnh là đặc điểm kỷ luật chính của phái, bao gồm cả việc luyện thiền được thiết kế để tối đa hóa Dương lực và tối thiểu hóa Âm lực. Rõ ràng vị sáng lập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập các giáo thuyết của Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo, nhưng tập trung vào tính bất tử thiêng liêng là đặc trưng của Đạo giáo. Trong số các chi nhánh của nó, Long Môn (Lung Men) (“Dragon Gate”) có lẽ có nhiều ảnh hưởng nhất. Giống như các tu viện trong một số truyền thống chính khác, theo lịch sử, phái Toàn Chân tích cực về mặt xã hội và việc bảo tồn nền văn hóa tôn giáo truyền thống của Trung Hoa trong những thời kỳ hỗn độn. Ví dụ, họ đã thực hiện rất nhiều cuộc cứu trợ và xuất bản một ấn bản quan trọng về kinh điển Đạo giáo năm 1192. Từ chùa Bạch Vân ở Bắc Kinh, chi nhánh Long Môn của phái hiện đang tiếp tục công việc của họ.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.422-424.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)