Tìm hiểu Đạo giáo (28)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3230 | Cật nhập lần cuối: 9/19/2016 12:54:35 PM | RSS

(tiếp theo)

Âm nhạc có quan trọng trong các nghi thức Đạo giáo và TTCĐTH không?

Âm nhạc là một thành tố thiết yếu trong hầu hết nghi thức tôn giáo của Trung Hoa. Các học viên của các bậc thầy Đạo giáo cần khởi sự học cách sử dụng hoàn chỉnh toàn bộ các nhạc cụ dây, hơi và gõ. Những dụng cụ cổ xưa này bao gồm không chỉ cồng chiêng, đàn dây mà còn cả những bộ nhạc cụ bằng gỗ phát ra các âm lanh lảnh tạo ấn tượng huyền bí. Lễ nhạc Đạo giáo có liên quan tới nhạc cung đình và có nhiều điểm tương đồng với lễ nhạc của Thần Đạo Nhật Bản.

Còn về ca múa thì sao?

Ca múa phụng tự cũng quan trọng y như âm nhạc. Ví dụ, trong lễ hội Canh tân Vũ trụ, vị chủ tế thực hiện một bài múa có nguồn gốc Shaman giáo được gọi là Các Bước Vũ (the Steps of Yu). Vũ công lần theo đường nét của Đại Hùng Tinh để gần gũi với thần sao Bắc Đẩu (god of the Pole Star), một cách tượng trưng cho việc ông lên trời để viếng Tam Thánh. Một số vũ điệu chung khi toàn thể tín đồ tụ họp để mừng ánh sáng mới bằng cách nhảy múa quanh bàn thờ. Một điệu vụ khác đóng vai trò như cuộc rước tiến dâng lễ vật cho thần linh.

Thuật phong thủy và Đạo giáo

Tìm hiểu Đạo giáo (28)Thuật phong thủy (feng shui), một thuật ngữ có nghĩa là “gió và nước”, là một loại bói toán về các điềm ẩn chứa nơi đất được lập ra để giúp người hành nghề xây cất đưa ra những quyết định thực tiễn và cách sắp xếp cuộc sống sao cho hài hòa với các lực và sức mạnh tự nhiên. Hệ thống biểu tượng nào phối hợp những yếu tố quan trọng của thời gian và không gian nhằm mang lại sự hòa hòa tối đa trong mọi tương tác giữa con người với thiên nhiên. Mọi đặc điểm của thiên nhiên bao gốm cây cối, sông ngòi, núi đồi, và thung lũng đều có những ảnh hưởng riêng trên dòng chảy của năng lượng. Việc không đếm xỉa gì tới những sức mạnh này có thể làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Về mặt thực tế, thuật Phong thủy trợ giúp chủ yếu việc chọn hướng và cách thiết kế của “môi trường xây dựng” – nói cách khác là kiến trúc và quy hoạch đô thị theo đúng nguyên lý của “Cửu Cung” đúng với bảng biểu thị của dòng chảy âm và dương. Người ta sử dụng một mạng lưới chín ô vuông, mỗi ô chứa ba con số từ một tới chín để biết cách sắp đặt tối ưu từng chỗ riêng biệt bên trong một căn nhà hay căn phòng (ví dụ nhà kho, phòng học, chỗ ăn uống, hoặc chỗ ngủ nghỉ). Truyền thống Trung Hoa chú trọng tới nhu cầu thích nghi với “đạo” của tự nhiên hơn là cố chế ngự nó.

Tín đồ Đạo giáo có cầu kinh bằng bất cứ ngôn ngữ riêng nào không?

Từ khi Đạo giáo xuất hiện ở Trung Hoa, người ta đã dùng tiếng Trung Hoa để cầu kinh, nhưng đấy không hề có nghĩa là tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ thánh hoặc ngôn ngữ phụng tự.

Đạo giáo và TTCĐTH cử hành nghi lễ ma chay và giỗ chạp ra sao?

Các lễ nghi tuần tự diễn ra là việc chuẩn bị cho người hấp hối, ngày mai tang và các dịp kỷ niệm tiếp theo. Tang lễ truyền thống của Đạo giáo có thể rất phức tạp gồm nhiều bài kinh và tập tục cúng bái. Người Trung Hoa thích chôn cất người chết trong phần mộ riêng biệt. Phần mộ ấy được xây theo hình móng ngựa có độ dốc thoai thoải và mặt trống trải quay về hướng nam, đúng theo nguyên lý của thuật phong thủy. Các nghi thức chôn cất tiêu biểu gồm việc đặt một bia tưởng niệm hay bia khắc tên ở đầu mộ, nghi thức hạ huyệt, rồi những buổi cúng cơm được tổ chức từ ngày thứ bảy tới ngày thứ bốn mươi chín. Để giải thoát các oan hồn, người ta tổ chức lễ “vượt biển” (crossing over) nhằm phá tan các cổng âm phủ. Lễ Vu Lan được tổ chức hoặc vào cuối lễ hội Canh tân Vũ trụ hoặc rằm tháng Bảy.

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.447-448.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Tìm hiểu Đạo giáo (15)

Tìm hiểu Đạo giáo (16)

Tìm hiểu Đạo giáo (17)

Tìm hiểu Đạo giáo (18)

Tìm hiểu Đạo giáo (19)

Tìm hiểu Đạo giáo (20)

Tìm hiểu Đạo giáo (21)

Tìm hiểu Đạo giáo (22)

Tìm hiểu Đạo giáo (23)

Tìm hiểu Đạo giáo (24)

Tìm hiểu Đạo giáo (25)

Tìm hiểu Đạo giáo (26)

Tìm hiểu Đạo giáo (27)